1. Khởi nghiệp một mình
Không phải là một sự trùng lặp ngẫu nhiên khi các công ty khởi nghiệp thành công đều được sáng lập bởi ít nhất 2 người. Muốn thành công và có nhiều nguồn tài trợ, bạn đừng bao giờ khởi nghiệp một mình.2. Đặt công ty ở địa điểm không tốt
Bạn có thể thay đổi bất cứ chi tiết nào của ngôi nhà nhưng không thể cải thiện được địa điểm đặt công ty của bạn.
Bạn có một trụ sở hoành tráng, nội thất sang trọng nhưng lại đặt ở khu vực có giao thông khó khăn, an ninh kém hoặc có ấn tượng không tốt với các đối tác, những nỗ lực khác của bạn gần như vô nghĩa.
Hãy chọn địa điểm tốt, nơi những công ty lớn đang đặt trụ sở. Họ chắc chắn đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đo lường các thông số để lựa chọn một địa điểm phù hợp.
3. Chọn thị trường ngách quá hẹp
Bằng việc chọn thị trường ngách quá hẹp, các nhà khởi nghiệp đang tự gây khó khăn cho mình. Tất nhiên, bạn mong muốn tìm một thị trường ít cạnh tranh để khởi sự, tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn thông minh.
4. Bắt chước ý tưởng, sản phẩm đã có
Đây là một sai lầm phổ biến của khi khởi nghiệp. Bạn không đủ dũng cảm để thực hiện những khác biệt. Thay vào đó, bạn bắt chước, lặp lại những điều người khác đã làm.
Paul Graham viết, Google của ngày mai sẽ không còn là Google mà bạn đang thấy hôm nay. Điều đó có nghĩa là nếu bạn chỉ bắt chước người khác, doanh nghiệp của bạn sẽ mãi mãi ở phía sau.
5. Không chịu thay đổi
Nếu bạn quá bướng bỉnh, không lắng nghe từ đối tác và khách hàng, bạn đã tự giết chết công ty của mình.
6. Chọn sai nhân viên
Rất khó để chọn được nhân viên thực sự giỏi mà không có bất cứ khuyết điểm nào. Do vậy việc bạn cần làm không phải là tìm cho được người giỏi nhất mà là tìm được người có tính cách, sở thích phù hợp với doanh nghiệp, với đội ngũ nhân viên của công ty.
Sự kết hợp nhịp nhàng, môi trường làm việc tốt sẽ giúp năng suất làm việc cao hơn, mang đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
7. Chọn sai lĩnh vực
Bạn đã dồn hết tâm trí vào công ty của bạn do vậy nếu bạn chọn sai lĩnh vực để bắt đầu, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để bắt đầu lại.
8. Chần chừ, trì hoãn ra mắt công ty
Bạn sẽ không thể có kinh nghiệm, thành công nếu không bắt tay vào thành lập. Càng chần chừ, bạn càng trì hoãn cơ hội thành công của mình.
9. Ra mắt quá sớm
Không chần chừ, không có nghĩa là bạn gấp rút ra mắt công ty khi mọi thứ chưa sẵn sàng. Khi mọi người đã biết đến công ty của bạn nhưng nó vẫn hoạt động không hiệu quả, điều đó sẽ tạo nên hình ảnh không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
10. Không xác định được khách hàng tiềm năng
Nhiều nhà khởi nghiệp đầu tư rất nhiều tiền cho việc xây dựng, quảng bá thương hiệu… nhưng lại không đầu tư vào nghiên cứu, tìm ra khách hàng tiềm năng của mình.
Đó là một sai lầm nghiêm trọng khiến bạn không thể bán được các sản phẩm, dịch vụ của mình.
11. Đầu tư quá ít tiền
Chuẩn bị một khoản tài chính quá ít, bạn không đủ sức để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, hoặc không đủ tài chính để quảng bá thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng không biết đến công ty của bạn, dẫn đến vệc kinh doanh không hiệu quả.
12. Tiêu quá nhiều tiền
Ngược lại, việc tiêu quá nhiều tiền, không có kế hoạch tiết kiệm sẽ khiến công ty của bạn thâm hụt ngân sách.
13. Đầu tư quá nhiều tiền
Dồn tất cả tiền bạc vào công ty khởi nghiệp không phải là lựa chọn thông minh. Khi có một số vốn lớn, rất có thể bạn và các nhà đồng sáng lập sẽ cảm thấy mình quá dư dả, không tiết kiệm và đầu tư tiền không hiệu quả.
14. Thiếu nhà đầu tư
Bất cứ một công ty khởi nghiệp nào cũng nên có sự hỗ trợ từ nhà đầu tư. Không chỉ đầu tư vốn, những nhà đầu tư có thể cung cấp thêm cho bạn những kinh nghiệm quý giá mà họ đã phải đánh đổi bằng rất nhiều tiền và thời gian.
15. Tập trung quá nhiều vào lợi nhuận
Nhiều nhà khởi nghiệp đã mắc sai lầm khi sa đà vào việc tìm kiếm lợi nhuận. Bạn nên nhớ, bạn có rất nhiều thời gian để kiếm tiền sau này. Đây là thời điểm bạn cần làm khách hàng biết đến công ty, yêu thích sản phẩm của bạn hơn là muốn họ trả thật nhiều tiền cho bạn.
16. Không sẵn sàng để luôn luôn bận rộn
Khi khởi nghiệp, bạn phải chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ luôn luôn bận rộn và vất vả. Nếu bạn nghĩ, việc làm chủ một doanh nghiệp sẽ khiến bạn trở nên giàu có, nhàn nhã ngay lập tức thì đó thực sự là một sai lầm.
17. Tranh chấp giữa các sáng lập viên
Vào thời điểm “vạn sự khởi đầu nan”, các sáng lập viên hay nói cách khác là nội bộ công ty cần đoàn kết, chia sẻ với nhau. Nếu để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ, công ty của bạn đã tự thua trước khi thực sự đặt chân vào thương trường.
18. Thiếu kiên nhẫn
Có rất nhiều người khởi nghiệp và cũng đã có rất nhiều người bỏ cuộc. Thực tế là không có nhiều nhà khởi nghiệp thành công và nguyên nhân đầu tiên là do họ thiếu kiên nhẫn, không đủ dũng cảm để theo đuổi đến cùng những dự án của mình.
Khi khởi nghiệp, bạn phải chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ luôn luôn bận rộn và vất vả. Nếu bạn nghĩ, việc làm chủ một doanh nghiệp sẽ khiến bạn trở nên giàu có, nhàn nhã ngay lập tức thì đó thực sự là một sai lầm.
17. Tranh chấp giữa các sáng lập viên
Vào thời điểm “vạn sự khởi đầu nan”, các sáng lập viên hay nói cách khác là nội bộ công ty cần đoàn kết, chia sẻ với nhau. Nếu để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ, công ty của bạn đã tự thua trước khi thực sự đặt chân vào thương trường.
18. Thiếu kiên nhẫn
Có rất nhiều người khởi nghiệp và cũng đã có rất nhiều người bỏ cuộc. Thực tế là không có nhiều nhà khởi nghiệp thành công và nguyên nhân đầu tiên là do họ thiếu kiên nhẫn, không đủ dũng cảm để theo đuổi đến cùng những dự án của mình.
Founders and Funders