Mẹ tôi có đến 25 năm gắn bó với “nghiệp” bán cà phê! Phải gọi bằng “nghiệp” vì đây không phải là nghề “truyền thống” của mẹ.
Mẹ tôi vốn dĩ là một bác sỹ, bà là sinh viên y khoa giỏi nhất trong các sinh viên ở Pháp khi tốt nghiệp, và phải trở thành nghiệp cafe sau 1975. Khi bị cho nghỉ việc, và không còn con đường nào khác để nuôi con, mẹ chọn lựa mở một quán nước với suy nghĩ rất đơn giản rằng “nghề này có thể kiếm được thu nhập hàng ngày, nuôi con ăn học”. Và có lẽ, chính mẹ cũng không ngờ rằng mẹ lại gắn bó với nó lâu đến thế!
Bây giờ, sau 32 năm, dù đã trải qua thất bại nhiều hơn thành công, dù cũng nếm trải nhiều vất vả nhưng mẹ vẫn nghiệm ra rằng “nghiệp bán cà phê” có lẽ thích hợp với mẹ nhất. Rằng mẹ đã có “duyên” với nó hơn là một bác sỹ tài ba!
Quán nước của mẹ tôi phải di chuyển khá nhiều lần. Mẹ cũng bán đủ thứ nước uống trong qui mô cần có của một hàng quán trung bình. Thế nhưng cà phê là thức uống mẹ tôi bán đắt hàng nhất!
Không ai chỉ dạy mẹ cách pha chế cũng như chọn loại cà phê thế nào là ngon. Chính mẹ tự uống thử và cảm nhận để tự pha trộn được một hương vị cà phê ưng ý nhất cho đến bây giờ!
Khách hàng của mẹ tôi có đủ mọi tầng lớp và thành phần. Từ anh thợ xây cho đến những bạn trẻ hay người già nhưng đông nhất và “trung thành” nhất chính là đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên của một bệnh viện quân đội gần quán nước nhà tôi.
Mỗi sáng sớm, nếu ai đi qua quán nước nhà tôi chỉ thấy toàn màu trắng sáng của y phục hoặc những bộ quân phục chỉnh tề kèm theo thức uống chỉ thấy toàn cà phê. Mỗi ngày, mẹ tôi phải pha chế sẵn hơn 30 ly cà phê để kịp thời phục vụ cho các “thượng đế” thân thiết của mình, chưa kể đến các khách hàng khác.
Thậm chí mẹ tôi còn thuộc từng gu uống cà phê của mỗi người. Bác sĩ A uống nhiều sữa, ít cà phê; y tá B uống cà phê rất đậm; y sĩ C uống cà phê không đường …Mỗi lần trong bệnh viện gọi nước, mẹ chỉ cần hỏi tên là biết được ai uống thế nào. Liều lượng mẹ pha chế rất chính xác. Ngay cả khách hàng của mẹ cũng quen thuộc với điều đó!
Hôm nào chưa kịp lấy tất cả các loại cà phê, thiếu hay dự một liều lượng, mùi vị nào là họ nhận ra ngay. Và nếu để cho một ai khác pha chế cà phê mà không phải mẹ tôi, họ cũng nhận ra sự khác biệt. Mẹ vẫn hay “cằn nhằn” tôi vì pha chế cà phê không đúng cách, do tôi hay đổ nhiều nước làm cà phê không đậm đặc. Dù có vội đến mấy, mẹ cũng đun sôi nước để pha cà phê vì như thế cà phê mới chín và thơm!
Khi tôi học đến lớp 11, mẹ đã cho tôi theo nghiệp này bằng cách cho tôi học làm ra cafe, tôi đã khăn gói lên đường, và qua 3 tháng hè, tôi đã học được rất nhiều về cách rang, xay, và tẩm cafe. Tôi tiếp tục hoàn thiện ghề của mình ở 4 năm đại học, và gần như giờ này, ngồi ở 1 quán cafe, chỉ cần nghe mùi thơm của cafe, tôi biết ngay là cafe này được rang, xay, tẩm như thế nào. Nghề này đã nuôi tôi trong suốt thời gian phổ thông, và đã tự nuôi tôi trong 4 năm đại học
Tôi không ngạc nhiên về thành quả của mẹ. Mẹ đã dành trọn một phần ba cuộc đời cho một nghề nghiệp “bất đắc dĩ” vì mục đích mưu sinh. Nhưng chính nhờ sự tận tụy, ý thức trách nhiệm với công việc mình đã chọn; mẹ tự tạo cho mình “thương hiệu riêng” dù nó chỉ rất nhỏ bé nhưng quan trọng hơn hết là mẹ đã có thể dùng “nghiệp” của mình để nuôi sống gia đình.
Có những lần, tôi gặp mẹ ngồi một mình trong phòng khách, ta cầm tấm bằng bác sỹ mạ vàng và nhìn vào một nơi nào đó rất xa xăm, tôi hiểu là mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều cho các con của mẹ. Tôi chỉ biết ôm mẹ để có thể an ủi bà phần nào. Mẹ tôi đã cất tấm bằng này ở một nơi, mà cho đến bây giờ tôi cũng không biết ở nơi nào trong nhà, và tôi hiểu rằng bà muốn mãi mãi chôn cất đi cả một ước mơ thời còn trẻ
Còn tôi, dù có đi uống ở bất cứ đâu vẫn thích và nhớ nhất cà phê của mẹ. Không chỉ vì nó ngon mà là cà phê của mẹ chứa đựng nhiều “ý nghĩa” hơn việc đơn giản chỉ là một thức uống thông dụng. Nhưng tôi lại không theo cái nghiệp bất đắc dĩ của mẹ, và mẹ tôi vẫn mong tôi là như thế
Cuộc sống có khi “đắng nghét” như ly cà phê nhưng nếu chậm rãi thưởng thức giống như khi bình tĩnh chấp nhận và thay đổi hoàn cảnh bằng chính nỗ lực của mình, sẽ tìm thấy niềm vui và thành công giống như lúc cảm nhận được “vị đậm đà, mùi hương ngọt ngào” của cà phê vậy!
Quán nước của mẹ tôi phải di chuyển khá nhiều lần. Mẹ cũng bán đủ thứ nước uống trong qui mô cần có của một hàng quán trung bình. Thế nhưng cà phê là thức uống mẹ tôi bán đắt hàng nhất!
Không ai chỉ dạy mẹ cách pha chế cũng như chọn loại cà phê thế nào là ngon. Chính mẹ tự uống thử và cảm nhận để tự pha trộn được một hương vị cà phê ưng ý nhất cho đến bây giờ!
Khách hàng của mẹ tôi có đủ mọi tầng lớp và thành phần. Từ anh thợ xây cho đến những bạn trẻ hay người già nhưng đông nhất và “trung thành” nhất chính là đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên của một bệnh viện quân đội gần quán nước nhà tôi.
Mỗi sáng sớm, nếu ai đi qua quán nước nhà tôi chỉ thấy toàn màu trắng sáng của y phục hoặc những bộ quân phục chỉnh tề kèm theo thức uống chỉ thấy toàn cà phê. Mỗi ngày, mẹ tôi phải pha chế sẵn hơn 30 ly cà phê để kịp thời phục vụ cho các “thượng đế” thân thiết của mình, chưa kể đến các khách hàng khác.
Thậm chí mẹ tôi còn thuộc từng gu uống cà phê của mỗi người. Bác sĩ A uống nhiều sữa, ít cà phê; y tá B uống cà phê rất đậm; y sĩ C uống cà phê không đường …Mỗi lần trong bệnh viện gọi nước, mẹ chỉ cần hỏi tên là biết được ai uống thế nào. Liều lượng mẹ pha chế rất chính xác. Ngay cả khách hàng của mẹ cũng quen thuộc với điều đó!
Hôm nào chưa kịp lấy tất cả các loại cà phê, thiếu hay dự một liều lượng, mùi vị nào là họ nhận ra ngay. Và nếu để cho một ai khác pha chế cà phê mà không phải mẹ tôi, họ cũng nhận ra sự khác biệt. Mẹ vẫn hay “cằn nhằn” tôi vì pha chế cà phê không đúng cách, do tôi hay đổ nhiều nước làm cà phê không đậm đặc. Dù có vội đến mấy, mẹ cũng đun sôi nước để pha cà phê vì như thế cà phê mới chín và thơm!
Khi tôi học đến lớp 11, mẹ đã cho tôi theo nghiệp này bằng cách cho tôi học làm ra cafe, tôi đã khăn gói lên đường, và qua 3 tháng hè, tôi đã học được rất nhiều về cách rang, xay, và tẩm cafe. Tôi tiếp tục hoàn thiện ghề của mình ở 4 năm đại học, và gần như giờ này, ngồi ở 1 quán cafe, chỉ cần nghe mùi thơm của cafe, tôi biết ngay là cafe này được rang, xay, tẩm như thế nào. Nghề này đã nuôi tôi trong suốt thời gian phổ thông, và đã tự nuôi tôi trong 4 năm đại học
Tôi không ngạc nhiên về thành quả của mẹ. Mẹ đã dành trọn một phần ba cuộc đời cho một nghề nghiệp “bất đắc dĩ” vì mục đích mưu sinh. Nhưng chính nhờ sự tận tụy, ý thức trách nhiệm với công việc mình đã chọn; mẹ tự tạo cho mình “thương hiệu riêng” dù nó chỉ rất nhỏ bé nhưng quan trọng hơn hết là mẹ đã có thể dùng “nghiệp” của mình để nuôi sống gia đình.
Có những lần, tôi gặp mẹ ngồi một mình trong phòng khách, ta cầm tấm bằng bác sỹ mạ vàng và nhìn vào một nơi nào đó rất xa xăm, tôi hiểu là mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều cho các con của mẹ. Tôi chỉ biết ôm mẹ để có thể an ủi bà phần nào. Mẹ tôi đã cất tấm bằng này ở một nơi, mà cho đến bây giờ tôi cũng không biết ở nơi nào trong nhà, và tôi hiểu rằng bà muốn mãi mãi chôn cất đi cả một ước mơ thời còn trẻ
Còn tôi, dù có đi uống ở bất cứ đâu vẫn thích và nhớ nhất cà phê của mẹ. Không chỉ vì nó ngon mà là cà phê của mẹ chứa đựng nhiều “ý nghĩa” hơn việc đơn giản chỉ là một thức uống thông dụng. Nhưng tôi lại không theo cái nghiệp bất đắc dĩ của mẹ, và mẹ tôi vẫn mong tôi là như thế
Cuộc sống có khi “đắng nghét” như ly cà phê nhưng nếu chậm rãi thưởng thức giống như khi bình tĩnh chấp nhận và thay đổi hoàn cảnh bằng chính nỗ lực của mình, sẽ tìm thấy niềm vui và thành công giống như lúc cảm nhận được “vị đậm đà, mùi hương ngọt ngào” của cà phê vậy!
Trích nguồn: https://www.linkedin.com/today/post/article/20140630145333-59776634-cafe-c%E1%BB%A7a-m%E1%BA%B9-t%C3%B4i