tháng 11 2013

Chiều 28.11, ông Đào Văn Nguyên, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết UBND TP đã chính thức công bố 6 số điện thoại đường dây nóng để phục vụ nhân dân và du khách phản ánh tình trạng chặt chém, nâng ép giá trên địa bàn.

Các số điện thoại nóng liệu có giúp được du khách không bị "chặt chém" khi đến tham quan, vui chơi tại Đà Lạt thời gian tới? - Ảnh: G.B

Các số điện thoại này gồm:

0913.881271, 
0913.853053, 
0913.953207, 
0918.007267, 
0633.701788, 
0633.701726.

Cũng theo ông Nguyên, các số điện thoại trên hoạt động 24/24 giờ để tiếp nhận và cơ quan chức năng theo đó sẽ giải quyết ngay những phản ánh của bà con và du khách.

Tạo hứng khởi cho một ngày mới, cà phê còn giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa lão hóa não. Tuy nhiên, dùng cà phê thiếu điều độ có thể ảnh hưởng đến độ tập trung, gây lo lắng và các vấn đề về giấc ngủ.

Làm thế nào để phá vỡ thói quen cà phê sáng có lúc đã trở nên nhàm chán? Một số loại đồ uống dưới đây có thể là những lựa chọn thay thế không kém phần thú vị.

Cà phê bồ công anh

Cà phê bồ công anh không chứa chất caffeine, có nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng

Thoạt nhìn, chúng ta chỉ nghĩ rằng bồ công anh là một loài hoa dại có vẻ đẹp mong manh. Rất ít người biết rằng trên thực tế bồ công anh được xếp vào 4 loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong chế biến thực phẩm. Ngoài tác dụng giúp lợi tiểu, trong nhiều thế kỷ nay, bồ công anh được sử dụng để điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu…

Bồ công anh cũng là một thứ gia vị quý, dễ tìm nhiều thế kỷ, nay cũng được chế biến thành một đồ uống thơm ngon. Rễ bồ công anh được rang khô chừng 2 tiếng sẽ cho ra thành phẩm là cà phê bồ công anh có màu nâu sậm, pha với nước đun sôi, thêm sữa và đường tùy thích. Rễ cây có vị đắng từa tựa mùi của rau diếp xoăn và cà phê thông thường. Cà phê bồ công anh không chứa chất caffeine, có nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng. Nhiều cửa hàng trên thế giới đã cho ra sản phẩm cà phê bồ công anh hòa tan và nhận được phản hồi tích cực.

Mate

Mate có tác dụng tương tự cà phê, giúp tỉnh táo và tăng năng suất công việc vượt trội

Trà Mate là một thức uống, mang đậm văn hóa, là quốc ẩm của nhiều quốc gia Nam Mỹ. Được chế biến từ những chiếc lá khô của cây yerba mate, bất cứ người dân thuộc tầng lớp nào ở khu vực này cũng đều có niềm yêu thích tự nhiên, nguyên thủy với trà mate. Tuy nhiên, không phải du khách nào đến với Nam Mỹ cũng có thể uống được mate do vị đắng đậm của thức uống này.

Có chứa một ít caffeine, bù lại, mate lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin giúp giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch, ngăn ngừa lão hoá, tăng cường hệ miễn dịch. Với những người làm công việc sáng tạo, mate có tác dụng tương tự cà phê, giúp tỉnh táo và tăng năng suất công việc vượt trội.

Nước ép gừng

Vào những ngày mưa lạnh hoặc với những người bị hư hàn, nước ép gừng có tác dụng tốt hơn cà phê
Thêm một thìa mật ong hoặc kết hợp với nước chanh hoặc cam, nước ép gừng là một thức uống trên cả tuyệt vời. Vào những ngày mưa lạnh hoặc với những người bị hư hàn, nước ép gừng có tác dụng tốt hơn cà phê. Vốn được coi như một loại thuốc kích dục tự nhiên, nước gừng còn có thể giúp giảm buồn nôn, cảm lạnh và đau đầu.

Cà phê rau diếp xoăn

Loại rau diếp xoăn được dùng để chế biến thành cà phê rau diếp xoăn

Sự thiếu hụt của cà phê do nhu cầu tăng cao ở những năm đầu thế kỷ XIX đã thúc đẩy sự ra đời của một loại đồ uống được chế biến từ rau diếp xoăn của Pháp. Cùng với thời gian, loại cà phê rau diếp xoăn trở thành một thức uống thời thượng, một phần do tính nhuận tràng và tác dụng bảo vệ gan.

Cà phê rau diếp xoăn đặc biệt đươc ưa chuộng ở miền Bắc nước Pháp và Bỉ. Hương vị thơm ngon đặc biệt của đồ uống này thậm chí còn trở thành biểu tượng ẩm thực ở các khu vực nói trên.

Nước ép thân lúa mì

Nước ép thân lúa mì là một đồ uống hoàn hảo để bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng

Một loại đồ uống có thể dứt chúng ta ra khỏi cơn nghiện cà phê nguyên chất, đó là nước ép thân lúa mì. Các chồi non của lúa mì được ép lấy nước hoặc sấy khô rồi pha với nước, cho ra một đồ uống có dưỡng chất, vitamin A, C và E, axit amin dồi dào.

Các dưỡng chất trong thân lúa mì có tác dụng chống lão hóa hữu hiệu. Thậm chí, phong trào lấy thân cây lúa mì để xay chung với nước ép trái cây còn thịnh hành ở Australia khoảng 5 – 7 năm về trước. Đây là một đồ uốnghoàn hảo để bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng.

Rooibos (Trà đỏ)

Trà đỏ giàu flavonoid - một loại polyphenol có chức năng kháng viêm nhiễm, giúp chế ngự những rắc rối ở dạ dày

Rooibos là một loại cây bụi thuộc họ của cây keo chỉ mọc ở các vùng núi Nam Phi. Ngoài việc được sử dụng như một vị thuốc trị chứng hen suyễn, dị ứng hoặc mất ngủ, lá Rooibos còn được sử dụng để pha thành loại trà uống hàng ngày. Loại trà này giàu flavonoid - một loại polyphenol có chức năng kháng viêm nhiễm, giúp chế ngự những rắc rối ở dạ dày. Rooibos không chứa chất caffeine, có thể uống nóng, uống lạnh hoặc cho thêm sữa.

Mặc dù con người có nhiều nỗ lực để phát triển cây rooibos ở nhiều quốc gia nhưng đều thất bại. Có vẻ như loại cây đặc biệt này chỉ ưa khí hậu và đất đai của vùng Nam Phi. Chính vì lý do đó, rooibos trở thành một nét đặc trưng trong ẩm thực của khu vực này.



Cách đây không lâu, tôi được một anh bạn chia sẻ bài phát biểu nhậm chức của anh Nguyễn Thành Nam-Tân Tổng Giám Đốc của FPT vào thời điểm đó. Anh Nguyễn Thành Nam bây giờ đã không còn ngồi trên cái ghế tư lệnh tối cao của tập đoàn FPT nữa. Thay vào đó là anh Trương Đình Anh, người trước đó đã rất nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ hâm mộ bởi những phát biểu ấn tượng trên truyền hình. Dĩ nhiên, cho đến giờ phút này anh Trương Đình Anh vẫn chưa thể trở thành Thủ Tướng như những tuyên bố hùng hồn trên ti-vi cách đây mấy năm. Nội bộ FPT thế nào để dẫn đến sự thay đổi vị trí cao nhất trong thời gian rất ngắn như thế thì tôi không dám bàn. Nhưng thú thật, tôi rất ấn tượng với bài phát biểu nhậm chức của anh Nguyễn Thành Nam. Ấn tượng đến nỗi tôi đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, gần như thuộc. Anh Nguyễn Thành Nam đã đề cập đến nhiều vấn đề của gia đình FPT, phần nhiều liên quan đến cấu trúc công ty, phân tích nguyên nhân thành bại trong quá khứ, hiện tại, định hướng tương lai…Những vấn đề anh nêu ra, cá nhân tôi không cho rằng nó chỉ đúng cho riêng FPT mà còn là điều đáng suy nghĩ đối với nhiều công ty, tập đoàn lớn khác của Việt Nam chúng ta. Trong cả bài phát biểu, tôi chú ý nhất đến một đoạn rất ngắn nhưng vấn đề làm tôi suy nghĩ nhiều nhất:

“Chúng ta có: sáng tạo công nghệ, hưng thịnh quốc gia ? Gọi là một sự nhục nhã cũng không quá khi tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt nam không sở hữu bất cứ một patent nào về công nghệ trong suốt 20 năm qua, kể cả do mình làm ra hay là mua về được.”

FPT vốn là một tập đoàn hàng đầu Việt Nam, niềm hi vọng của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với hàng chục ngàn thanh niên, trí thức trẻ đầy sáng tạo mà không sở hữu bất cứ một patent nào về công nghệ sao ? Vậy, với những công ty khác thì thế nào, e rằng còn bi đát hơn, nhục nhã hơn. Còn nhớ, có một thời (có lẻ cho đến tận bây giờ) các kỹ sư CNTT trẻ sau khi ra trường, được vào FPT là một vinh dự, niềm hãnh diện. Vậy bao nhiêu năm qua, bao nhiêu kỹ sư gia nhập FPT chỉ để “coding”, gia công phần mềm cho các hãng nước ngoài thôi chăng ? Hay đơn giản chỉ là kỹ sư đấu nối thiết bị, mua bán và nhận chuyển giao công nghệ thôi chăng ?

Mấy hôm trước, lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được bài viết “Những thế hệ ngồi chờ” của anh Trần Quốc Việt. Đoạn dẫn nhập như sau:

“Chúng ta là chiếc bóng của lịch sử. Khi chúng ta ngồi chờ lịch sử ngồi chờ theo, khi chúng ta hành động lịch sử bắt đầu trở mình, và khi chúng ta sợ hãi triền miên lịch sử sẽ đứng yên. Lịch sử là chúng ta. Vâng, lịch sử là chúng ta nhưng chúng ta khôn ngoan chờ người khác đi trước. Thế là tất cả chúng ta ngồi ngó nhau và chờ lẫn nhau. May thay lịch sử cũng rất kiên nhẫn chờ theo. Bóng đèn cuối cùng tắt trên ga Chờ nhưng chuyến tàu Lịch sử sao vẫn chưa chuyển bánh ?”

Bài viết phần nào mang hơi hướng chính trị hoặc tác giả cố tình lồng ghép những ý kiến mang tính chính trị vào bài viết. Nhưng thật sự đáng đọc và suy ngẫm. Nó làm tôi cảm giác như tác giả viết về mình, thế hệ của mình. Bởi bản thân tôi, xét cho cùng, dù cố vùng vẫy trong khoảng không gian được phép (vốn rất chật hẹp) vẫn là một kẻ “ngồi chờ”. Nếu không có gì thay đổi, con trai tôi (năm nay cháu học lớp 1) sẽ tiếp bước cha nó tiếp tục những thế hệ ngồi chờ. Tôi tự hỏi “ngồi chờ” có phải là thuộc tính của thế hệ chúng tôi hoặc nghiêm trọng hơn đấy là dân tộc tính của người Việt chúng ta ? Kết nối với bài phát biểu của anh Nguyễn Thành Nam thì rõ ràng kết luận trên không phải là quá hồ đồ hoặc không có cơ sở.

Thông thường, chúng ta hay ngưỡng mộ những người có cá tính mạnh mẽ, ý chí “tiến lên” phía trước. Nhưng những con người với thuộc tính ngoan ngoãn, dễ bảo, “ngồi chờ” lại luôn là những con người dễ mến. Những đồng nghiệp luôn gật đầu phải chăng là người mà ta luôn muốn họ lắng nghe câu chuyện của mình. Giáo viên luôn tuyên dương những học sinh ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô giáo…Chúng ta có thể kể không hết những ví dụ như thế. Nhưng có điều không thể chối cãi rằng những phát kiến, sự sáng tạo luôn đến từ những con người luôn “tiến lên”, không khuất phục hoàn cảnh chứ không phải đến từ những tính cách ngồi chờ. Chúng ta thường hay tự khen nhau rằng “người Việt cần cù, chịu khó, sáng tạo”. Cần cù và chịu khó cần phải bàn luận thêm. Nhưng sáng tạo hay nói cách khác là thuộc tính “tiến lên” thì e rằng không đúng. Có thể chúng ta được nghe nhiều về việc học sinh Việt Nam (hoặc người gốc Việt) đạt giải cao trong các kỳ thi này kia nên tự huyễn hoặc mình chăng ? Rất dễ dàng để thấy rằng những ngôi sao chói lòa này hoàn toàn biến mất sau đấy mà chằng cho nhân loại hoặc đất nước chúng ta (quá ít để có thể liệt kê) phát kiến đáng giá nào cả.

Cũng tương tự như thế, chúng ta vẫn thường mộng mị bởi những lời khen mang tính xã giao của người ngoại quốc rằng “người Việt chúng mày khéo tay” cái gì cũng làm được. Công nhận điều này đúng nhưng lại thiếu sót ghê gớm. Do công việc, tôi có tiếp xúc nhiều với người ngoại quốc (Tây, Tàu, Mỹ, Ấn, Nhật…đủ loại). Trong câu chuyện, những lúc thuận lợi, tôi luôn hỏi họ và mong muốn họ trả lời một cách thành thật về cái sự khéo tay, sáng tạo của dân mình. Câu trả lời tựu trung như thế này (có thể làm tôi và các bạn phật lòng như hầu hết những sự thật khác): “công nhận người Việt chúng mày khéo tay, sáng tạo, ham học hỏi nhưng chỉ thích học lỏm, khôn lỏi”. Nghe nhột lỗ tai nhưng nghiệm lại thấy đúng quá các bạn ạ. Tỷ dụ như đàn ông nhà mình cái gì cũng biết lắm. Trong nhà đồ điện thứ gì hỏng là lôi ra sửa được tất nhưng thường thì được dăm bữa nửa tháng lại hỏng, lần sau nặng hơn lần trước. Hoặc tỷ như công nhân nhà máy, dạy một tí là có thể làm được ngay nhưng lại không chuyên, làm thì cẩu thả…rất rất nhiều những ví dụ như vậy. Trí thức ta thì suốt ngày đọc sách của nước ngoài rồi nói lại, phát biểu lại chứ có nghiên cứu và tư duy ra được cái gì mới mẻ đâu.Cho nên, trải qua mấy ngàn năm lịch sử mà không sinh ra nổi một triết gia hay nhà phát minh nào đóng góp cho nở mày nở mặt với nhân loại đâu. Cái này nếu không phải là “ngồi chờ” thì là cái thứ gì ?

Có người bảo rằng cái này là do ảnh hưởng của tư tưởng và giáo dục kiểu Nho Giáo. Tôi cho rằng ý kiến này có phần đúng nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi người Nhật, người Hàn người ta không bị ảnh hưởng và giáo dục theo tư tưởng Khổng Mạnh sao ? Có khi còn nặng nề hơn ở Việt Nam ta nữa đấy chứ. Nhưng có ai dám nói người Nhật, người Hàn là “ngồi chờ” đâu. Về việc này không cần phải đưa ra dẫn chứng. Mà nói thật, dưới vòm trời Phương Đông này, không nước nào mà không sống dưới ảnh hưởng hoặc của Tàu hoặc của Ấn. Cho nên, cũng không thể đổ cho Nho Giáo với Khổng Mạnh được. Nếu nói người Phương Đông là người có thuộc tính “ngồi chờ” thì chắc rằng người Việt ta phải xếp hạng “ngồi chờ” dai nhất cõi Á Châu.

Hôm qua, lọ mọ thế nào tôi lại đọc bài viết về “Không gian phi kiểm duyệt” của anh Tào Lao Tử về nhóm “Khoan Cắt Bê Tông”. Không bàn đến các quan điểm khác của tác giả, tôi cứ thấy sao sao đấy với cái cụm từ “không gian phi kiểm duyệt” hay nói cách khác nghệ sĩ cần không gian để “tự do sáng tác”. Các nghệ sĩ nhà ta cứ hay rên siết với những cụm từ này để rồi cuối cùng không đẻ ra những tác phẩm để đời bởi lí do rất ư đơn giản là không thể sáng tạo với môi trường bị “cầm tù” như thế…Cứ theo cái lí luận này mà nói thì thế giới chẳng thể nào sản sinh ra Copernic hay Galile được. Những suy nghĩ thực sự và mạnh mẽ, sự suy nghĩ sáng tạo ra chân lý chứ không phải là ảo giác mơ màng chỉ đến từ những tính cách “tiến lên” chứ không phải từ những cá tính “ngồi chờ” đời thay đổi. Có quá không nếu tôi xem những lời phàn nàn về tự do sáng tác của các nghệ sĩ chúng ta là những lời phàn nàn của những nghệ sĩ “ngồi chờ” luôn càu nhàu trách số phận không đem lại cho anh ta/chị ta cái mà anh ta/chị ta chẳng cố làm hoặc hi sinh bản thân mình vì nghệ thuật. Chả trách, các truyện ngụ ngôn và cổ tích Việt Nam đầy rẫy những nhân vật ghen ghét người khác. Tất nhiên, ở bất cứ đất nước nào ta đều thấy những thuộc tính “ngồi chờ” không những không tìm kiếm mà thậm chí còn không ham muốn cái mà họ không sở hữu. Nhưng nếu đại đa số đều “ngồi chờ” kết hợp với tính lười biếng, dễ thỏa hiệp với hoàn cảnh như ở Ta cộng với tính kỷ luật kém tạo ra một đa số cơ học ưa kéo người khác xuống mức cho bằng với mình thì cái hậu quả ấy chính là điều chúng ta đã và đang chứng kiến suốt mấy thập kỉ qua. Đấy chính là tâm lí “ngồi chờ” trong “thanh bần” như cách nghĩ của hầu hết chúng ta. Cho nên, chẳng phải thậm xưng nếu cho rằng tính bằng lòng hay thuộc tình “ngồi chờ” ấy thể hiện tính hèn yếu và thiếu tinh thần của người Việt mình.

Tất nhiên, nhà cầm quyền bao giờ cũng cần sự im lặng hoặc khuyến khích những tính cách “ngồi chờ” của người dân hơn là cần bất cứ một tính cách “tiến lên” tích cực ngoại trừ tính tích cực mà họ khống chế được. Tính dễ quy thuận theo các mệnh lệnh luôn là mong muốn của mọi thể chế. Điều này đặc biệt đúng trong xã hội mà chúng ta đang sống. Có ý kiến cho rằng để thay đổi tình hình “ngồi chờ” ta nên “Thoát Trung” hay “Thoát Á”. Điều này thoạt tiên nghe cũng có lý nhưng ngẫm kỹ thì làm sao chúng ta có thể thoát Trung được khi bên cạnh ta là anh chàng khổng lồ mà cả thế giới chịu ảnh hưởng chứ có riêng gì Ta đâu. Nhìn người Nhật mà xem, văn hóa người Nhật có thứ gì mà không chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Nhưng khắp thế giới người ta bảo đấy văn hóa Nhật chứ chả nghe ai nói văn hóa lai Tàu như khi nhận xét về Việt Nam mình. Quay lại để thấy rằng đầu thời kì cải cách Minh Trị, người Nhật đã “tích cực” gửi người của họ sang Anh học tài chính-hàng hải, qua Đức học các ngành kỹ nghệ, qua Pháp Ý học văn chương-hội họa- nghệ thuật…để mang về hòa trộn tạo thành nền văn hóa-kỹ nghệ Nhật Bản không lẫn vào đâu được. Đấy là điều ta nên học hỏi về tính cách “tiến lên” mà không cần phải thoát Trung, thoát Á của người Nhật.

Quay sang nói chuyện lịch sử, chính trị. Ta có hơn 4,000 năm lập quốc nhưng thực chất suốt chiều dài lịch sử, Ta chỉ toàn “ngồi chờ” người khác để mà copy lại một cách thô thiển mà chả có tí sáng tạo nào. Hết bê nguyên mô hình anh Tàu về, lại đến Nga Xô…mà chẳng bao giờ tính tới tính cách Việt, tố chất con người Việt. Cho nên, nếu có ai hô hào, ca ngợi nền dân trị Mỹ với lưỡng viện các kiểu thì tôi cũng cho rằng trật lất.Bởi hiến pháp Mỹ được viết cho người Mỹ (Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ) sống trên đất Mỹ chứ không phải viết cho người Việt Nam với gần 90 triệu dân mà trình độ hiểu biết về thế nào là dân trị với dân chủ còn xa với mức “ngồi chờ” mà chúng ta đang bàn luận.

Nói kiểu gì thì nói, thuộc tính “ngồi chờ” đã tạo nên tính cách Việt, ăn sâu vào con người Việt đến đỗi chúng ta cứ ngỡ như mình đang “tiến tới” dù rằng vẫn “ngồi chờ” một đám cùng nhau.

– ĐẶNG NGỮ

Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới.



Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn. Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là “Ngày Gà Tây” và theo thống kê cho biết mỗi năm có hơn 270 triệu con gà tây bị giết làm thức ăn, trong đó có 78 triệu con lên bàn ăn vào ngày lễ Tạ Ơn. Trong dịp lễ này, ngoài món gà tây nướng, còn có các món khoai lang, bắp ngô và bí đỏ.

Theo tài liệu lịch sử Hoa Kỳ, những người tiền phong đến phần đất mới này, đã phải chịu nhiều gian nan cực nhọc, do khí hậu khắc nghiệt, bệnh hoạn và đất hoang chưa bao giờ khai phá. Với sự giúp đỡ chỉ bảo kinh nghiệm trồng hoa mầu của thổ dân trong vùng, họ đã khắc phục được mọi khó khăn. Và để tỏ lòng biết ơn đất trời và những người bạn mới, họ đã mời thổ dân trong vùng tham dự bữa ăn với những món ăn do chính họ cầy cấy, như khoai lang, bắp ngô, bí đỏ và gà rừng vào một ngày cuối tháng Mười Một, và từ đó có tục lệ này.

Khởi từ câu chuyện chiếc tàu Mayflower. Tháng 09 năm 1620, một nhóm gồm 102 người, trong đó có 44 người thuộc giáo phái Separatist, tức nhóm ly khai Giáo Hội Anh Quốc Giáo, muốn tìm đất sống mới và có quyền tự do tín ngưỡng, đã lên chiếc tàu buồm Mayflower rời cảng Plymouth ở Anh, vượt Đại Tây Dương sang Bắc Mỹ. Sau cuộc hành trình vất vả dài 65 ngày, tàu Mayflower không đến được nơi dự tính là vùng Virginia mà bị gió bão trôi giạt lên phía Bắc, đến một vùng ngày nay thuộc bang Massachusetts vào tháng 11 năm 1620.

Nhóm di dân này được gọi là Pilgrims, đã trở thành những người đầu tiên định cư trên đất Mỹ, lập ra thành phố New Plymouth ngày nay. Do không chịu nổi đói và rét của mùa Đông lạnh giá đầu tiên nơi vùng đất mới, phân nửa những người di dân đã chết. Tới mùa Xuân năm sau, 1621 họ mới liên lạc được với thổ dân da đỏ Wampanoag và được những người thổ dân này giúp đỡ trong vấn đề trồng hoa mầu, cách bắt cá và săn thú rừng và họ đã gặt hái được kết qủa. Sau đó, những người di dân sống sót quyết định làm lễ tạ ơn Trời Đất và tạ ơn những người bản xứ da đỏ đã giúp đỡ họ vì họ tin rằng nếu không có những người dân tốt bụng này thì họ không thể tồn tại được qua năm đó. Và đây là sự kiện khởi đầu cho truyền thống Thanksgiving của Hoa Kỳ và truyền thống này còn mãi đến ngày nay.

Hơn 100 năm sau, với mục đích tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các người di dân chống lại ngoại xâm, tháng 10 năm 1789, tổng thống Washington đã công bố ngày lễ Tạ Ơn toàn quốc đầu tiên vào ngày 26 tháng 11. Điều nầy xác định được tính chất đặc thù của ngày lễ Tạ Ơn trong khi dân Mỹ đang phát động cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc ra khỏi sự đô hộ của Anh quốc.

Vào những năm 1830, khi tình hình nước Mỹ bắt đầu bị chia rẽ, và các tiểu bang Miền Nam đòi ly khai, tổng thống Lincoln tuyên bố chọn ngày Thứ Năm của tuần lễ cuối tháng 11 năm 1863, làm ngày lễ Tạ Ơn, nhằm tạo nên tình đoàn kết dân tộc trong lúc cuộc nội chiến Nam-Bắc nước Mỹ đang vào thời kỳ tương tàn và ác liệt nhất. Ông nhận thức được tầm quan trọng của ngày lễ Tạ Ơn, và cũng muốn nhắc nhở dân Mỹ nhớ đến công ơn của những người di dân đầu tiên đã xây dựng nên nước Mỹ.

Không dựa theo một tôn giáo nào, lễ Tạ Ơn trải qua gần 400 năm đã trở thành ngày hội của cả quốc gia, cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo mặc.

Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào. Nó là ngày lễ cho tất cả các dân tộc có mặt trên nước Mỹ, vốn là những người di dân, để họ bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với đất nước, dân tộc, văn hoá và nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ. Ngày lễ Tạ Ơn giúp người di dân có cơ hội nói lên lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân và những sự hy sinh của những người có công xây dựng đất nước. Ý nghĩa ngày lễ này gắn liền với lòng biết ơn của con người, nên rất đáng được những người di cư đến sau, trân quý và áp dụng.

Trong giai đoạn đầu tiên định cư nơi xứ sở này, những người Việt di cư đến sau cũng gặp vô vàn khó khăn, nhưng cuối cùng dân tộc Hoa Kỳ và đất nước này, đã giúp họ vượt qua mọi trở ngại và họ đã thành công, không có mùa màng nhưng được công ăn việc làm tốt, buôn bán thịnh vượng phát đạt, từ tiểu thương bán lẻ, từ làm móng tay, làm tóc đến buôn bán nhà cửa và thị trường chứng khoán. Vì thế lễ Tạ Ơn là nét đẹp văn hóa mới đối với người Việt tại Hoa Kỳ.

Với đạo Phật, lễ Tạ Ơn cũng không ngoài tinh thần lễ Tứ Ân mà người con Phật phải luôn luôn nhớ tưởng và báo đền. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn đó là: Ơn cha mẹ, Ơn chúng sinh, Ơn quốc gia-xã hội, và Ơn Tam Bảo.

Trong bốn ơn thì Ơn Cha Mẹ là ơn đứng hàng đầu, lớn lao sâu rộng tựa như trời biển. Chúng ta ra đời, lớn khôn, trưởng thành rồi góp mặt với xã hội là do công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành người, cha mẹ đã tốn không biết bao nhiêu là công sức, khổ nhọc để cho ta nên người. Cha mẹ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt trong cuộc sống để cho ta hưởng trọn được những gì tốt đẹp nhất trong đời. Lòng hy sinh của cha mẹ dành cho con không bờ bến. Cho nên, bổn phận làm con không những phải nhớ ơn mà phải biết báo đền công ơn dưỡng dục và sanh thành của cha mẹ.

Thế giới chúng ta đang sống là một sự kết hợp hài hòa giữa cái này và cái khác. Thiếu cỏ cây, đất nước, ánh sáng mặt trời, chúng ta khó có thể tồn tại, hay nếu sống được thì chúng ta cũng sẽ sống trong ốm đau bệnh tật và đời sống sẽ tẻ nhạt khi thiếu vắng tiếng chim hót lúc ban mai, thiếu hoa nở khi trời vào xuân, thiếu tiếng nước chảy róc rách của mạch nước từ hang đá, thiếu tiếng ào ạt liên tục của dòng thác tạo thành bản nhạc rừng vĩ đại. Và con người sẽ sống cô đơn khi thiếu đồng loại của mình, sẽ héo mòn mỗi ngày, rồi sẽ trở thành trơ trọi, mất sức sống.

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương tức tương nhập, trùng trùng duyên khởi, thế giới của “cái này có thì cái kia có, và cái này không thì cái kia cũng không”. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của nợ nần nhau, của trả vay, vay trả nhiều đời. Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới. Suy nghĩ và hiểu được như vậy, chúng ta mới biết được rằng dù hiện tại, chúng ta và những sinh thể khác không biết nhau, nhưng trong quá khứ có thể đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu được như thế thì chúng ta không thể không nghĩ đến nỗi thống khổ của người khác, hay nhân rộng ra là những sinh thể khác.

Chúng ta cần phải cân nhắc trong ý nghĩ và hành động để không làm hại người, hại vật và hại mình là chúng ta đã biết được cách tri ân và báo ân giữa người và người, giữa người và môi trường xung quanh, để tạo nên một thế giới loài người sống có hòa ái. Phát tâm như vậy, chính là suối nguồn của tri ơn và báo ơn đến với chúng sanh.

Con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều những ơn huệ của nhau. Ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn mưa, ơn nắng, ơn cỏ cây hoa lá và ơn sơn hà xã tắc (quốc gia xã hội), ơn những người đã dày công lập quốc và mở mang bờ cõi, ơn công lao những lòng dũng cảm giữ gìn an ninh và những nhà khoa học, miệt mài nghiên cứu tìm tòi để thăng tiến cuộc sống tiện ích cho mọi người. Chúng ta nhớ ơn chúng sinh, nhớ ơn quốc gia xã hội, trong đó bao gồm ơn dân tộc và quốc gia đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta thừa hưởng những di sản tinh thần quý báu như dân chủ và tự do, cùng là những tiện nghi công cộng vật chất. Khi ăn hột bắp hay hạt gạo chúng ta còn nhớ đến người cấy trồng huống hồ khi chúng ta lái xe an toàn trên xa lộ, bay trên không trung an lành nhanh chóng, hay đi tầu thuyền trên các hải lộ, mà không nhớ đến tiền thuế đóng góp của những thế hệ trước chúng ta đã tạo dựng nên quốc gia này. Mỗi người chúng ta dù muốn dù không cũng cần đến người khác, tất cả đều có liên hệ hỗ tương với nhau, nên chúng ta cần sống với tấm lòng biết ơn lẫn nhau.

Và cuối cùng trong bốn ơn là Ơn Tam Bảo. Ơn Phật, ơn Pháp và ơn Tăng đã soi đường dẫn dắt chúng ta vượt thoát phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi. Quả thật không có nỗi khổ nào lớn lao bằng nỗi khổ cứ thăng trầm ngụp lặn mãi trong luân hồi sinh tử. Ðức Phật đã thấy như thế và Ngài đã tìm ra con đường giải thoát để hướng dẫn chúng ta cũng được giải thoát như Ngài. Ngài đã từ bi phương tiện giáo hóa, mở nhiều cánh cửa để chúng ta gieo trồng thiện căn, phúc đức. Sở dĩ, hôm nay chúng ta gặp được Phật pháp, để biết được đâu là thiện căn đã gieo trồng từ trước và đâu là ác nghiệp, nếu gây ra sẽ nhận lãnh quả báo xấu trong tương lai. Tất cả những hiểu biết ấy của chúng ta hôm nay là từ Phật, Pháp và Tăng truyền dạy lại. Đó là ơn Tam Bảo mà chúng ta phải biết và phải đền đáp.

Ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ được dân Mỹ tôn trọng nhiều nhất, bất kể tôn giáo và nguồn gốc dân tộc. Qua đó, người ta xem sự biết cảm ơn lòng tốt của người xung quanh là điều không thể thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội. Với cái nhìn sâu rộng, người ta muốn mang trọn vẹn ý nghĩa cảm tạ vào trong mùa Thanksgiving. Nó không đơn giản chỉ là một ngày quốc lễ, mà là một phần của nền văn hoá Hoa Kỳ.


Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của một bữa ăn sáng cân bằng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và protein cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta trong ngày mới. Tuy nhiên, việc cung cấp năng lượng cho buổi chiều, nhất là sau giờ nghỉ trưa là điều cũng quan trọng không kém.

Sau một giấc ngủ ngắn buổi trưa, bạn tỉnh dậy nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn tỉnh táo. Lúc này, bạn vừa muốn được ngủ tiếp, vừa cảm thấy thiếu năng lượng, đầu óc chưa tỉnh táo... nên chưa thể tiếp cận ngay với công việc. Để tránh tình trạng này, bạn hãy bổ sung cho mình các thức uống sau đây nhé.

1. Nước lọc

Rất đơn giản, hãy uống một cốc nước lọc lớn sau khi bạn ngủ trưa dậy để làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện suy nghĩ và có những quyết định sáng suốt. Nước lọc sau khi vào cơ thể cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn và tăng nồng độ oxy trong máu cao hơn, nhờ đó, lượng oxy được cung cấp lên não cũng như đến các bộ phận trong cơ thể nhanh hơn, khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Uống nước đầy đủ cũng giúp tăng cường tâm trạng và loại bỏ các dấu hiệu mất nước (tình trạng mất nước thường diễn ra trong lúc bạn ngủ) vì vậy, sau khi ngủ dậy, cơ thể được cung cấp nước đầy đủ sẽ làm giảm vẻ mệt mỏi của bạn.

2. Nước dừa

Nước dừa chứa đựng rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất điện giải, nhờ đó nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Các chất điện giải trong nước dừa không những giúp cơ thể cân bằng các chất điện giải, tránh mất nước mà còn có tác dụng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nước dừa còn có tác dụng cân bằng hệ thống tiêu hóa nhờ công dụng chống nấm, chống vi khuẩn và chống virus.

3. Nước sinh tố hoặc nước ép hoa quả

Trái cây tươi và rau tươi giúp bổ sung sinh lực cho cơ thể bạn ở bất kì thời gian nào trong ngày, đặc biệt là buổi sáng và chiều. Nếu có thể, hãy uống một cốc sinh tố hoa quả vào buổi chiều để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo cho mình. Các loại hoa quả thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đường... nên nước sinh tố hoặc nước ép hoa quả cũng có khả năng đánh thức chức năng của các các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Nó cũng góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng; điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng; giữ vai trò xúc tác trong các phản ứng sinh hóa và biến năng lượng để giúp tế bào hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người.

4. Trà xanh nóng

Trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có hàm lượng caffeine cao giúp bạn tỉnh táo mà không khiến cơ thể bạn bị quá tải với hợp chất này. Trà xanh có chứa một sự phong phú của chất chống oxy hóa chống tổn thương tế bào, giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện lưu thông máu và ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ tế bào não khỏi các gốc tự do gây ra lão hóa, ung thư. Trà xanh cũng được biết đến với tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh ... giúp bạn bắt đầu trở lại công việc một cách bình tĩnh, sáng suốt, tập trung.

Nếu không muốn uống trà xanh thông thường, bạn có thể thêm một chút mật ong và chanh vào trà cho dễ uống.

5. Nước cam

Nước cam chứa hàm lượng vitamin C phong phú nên nó cũng đóng góp một phần trong việc sản xuất hemoglobin - một chất giúp vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì thế, uống nước cam sẽ giúp bạn nhanh lấy lại tinh thần làm việc sau thời gian nghỉ ngơi buổi trưa.

Hơn nữa, nước cam còn được coi là có rất nhiều công dụng với sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy nước cam có thể giúp làm giảm cholesterol và huyết áp, hai vấn đề rất phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên. Chất chống oxy hóa phong phú trong nước cam có thể giúp bạn ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Một lượng lớn kali - chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - có thể được tìm thấy trong nước cam giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim, bởi nó có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.

Cà phê đã mang lại cuộc sống ấm no cho hàng triệu cư dân trên Tây Nguyên. Nhưng cà phê cũng mang đến nỗi niềm cho thân phận hàng vạn công nhân cả đời cực nhọc mà không thoát gánh nợ nần trong những doanh nghiệp yếu kém, tới nay vẫn duy trì lối phát canh thu tô trên mồ hôi nước mắt người lao động.

Bất bình vì cả đời lam lũ cống hiến mà nguồn tư liệu sản xuất vẫn bị áp đặt, khống chế bởi bộ máy lãnh đạo yếu kém, hàng nghìn công nhân cà phê (CP) ở các tỉnh Tây Nguyên đã hàng chục năm đấu tranh, khiếu kiện ròng rã.
Cách thủ phủ CP Buôn Ma Thuột 12 km, tiền thân Cty TNHH một thành viên (MTV) CP Cư Pul hình thành sau 1975 từ việc tiếp quản tài sản của ông Tư Yến-người tự tạo được đồn điền CP rộng lớn đầu tiên của người Việt trên Tây Nguyên.
Khi ông Tư Yến được chính quyền tín nhiệm mời trở lại làm giám đốc nông trường Cư Pul (1986-1990), Tổng Bí thư Đỗ Mười về thăm đã vui mừng bảo cán bộ tháp tùng: Các đồng chí không cần học đâu xa cả, hãy về Cư Pul mà học tập .
Thế nhưng từ năm 2001 tới nay, hơn 30 công nhân Cư Pul đã đấu tranh không ngừng với sai phạm của lãnh đạo nông trường rồi công ty, trong đó nhiều điều đã được Thanh tra nhà nước kết luận phản ánh đúng.
Ví dụ vòng đời cây cà phê 25 năm, nhưng hợp đồng khoán buộc nộp sản lượng tới 34 năm, tận thu vượt và trái quy định nhiều khoản bảo hiểm xã hội, khấu hao vườn cây, trù dập người lao động, không chấp hành lệnh trả đủ các khoản thu vượt của người lao động v.v… Năm 2004, giám đốc Nguyễn Ngọc Chuyên thừa nhận đã có những sai lầm.
Tuy nhiên, cho đến nay, 12 năm trôi qua, giám đốc Chuyên về hưu từ lâu, giám đốc kế vị Lê Ngọc Hạ lại đi theo vết xe đổ, phí của chung vào các dự án thí điểm thua lỗ, vừa gây khó dễ khi công nhân tìm cách tự cứu.
Mới đây sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Hoàng Trọng Hải ký CV 6284 ngày 1/9/2013 yêu cầu lãnh đạo Cty tiếp tục sửa sai, ông Hạ lại cho phá cả trăm trụ tiêu của 9 hộ công nhân trồng bên mép bờ lô CP già cỗi, dù họ luôn cố gắng nộp đủ mức khoán 5 tạ CP nhân xô/vụ/ha theo hợp đồng đã ký. Đưa chúng tôi tới chỗ Cty vừa sai người cắt lìa những dây tiêu đã ra trái bói rồi đổ thuốc diệt cỏ vào gốc, anh Phan Văn Trung công nhân đội 2 rơi lệ: Họ ác quá.
Sau nhiều lần đại diện báo Tiền Phong liên lạc nhưng ông Hạ đều cáo bận, chúng tôi đã về tận Cty chất vấn, phó giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Cty là ông Y Seng giải thích và cung cấp văn bản cho thấy Cty lấy cớ phá tiêu do công nhân… trồng dày hơn mật độ quy định.
Tình hình ở Cty Cà phê- Ca cao Krông Ana (huyện Krông Ana-Đắk Lắk) còn tệ hơn, với mấy trăm lao động cả chục năm qua cạn nguồn thu nhập sau khi bị lãnh đạo Cty buộc chặt bỏ hàng trăm hecta CP đang cho sản lượng khá để trồng ca cao, hậu quả là ca cao thưa trái, lỗ nặng. Phần diện tích CP hàng nghìn hecta còn lại cũng bị bộ máy quản lý gián tiếp đông cả trăm người của Cty tận thu vượt mức, tự đặt ra yêu sách đòi khấu hao tới hai lần.
Người lao động bị ép tứ bề
Công nhân ở Ia Pia, Ia Vêr (huyện Chư Prông-Gia Lai) từng có thời kỳ dài mỗi tháng chỉ được chi nhánh Vinacafe 2 cấp cho 12 ký gạo, 1 ký cá khô, 1 lít nước mắm để cầm hơi mà chăm bón CP, trong khi Tổng Cty ngày càng báo lỗ lớn hơn với nhà nước, sau giai đoạn ca ngợi đây là dự án đầu tư thành công của Tổng Cty CP VN.
Ở Cty CP Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai), mức khoán tận thu bất kể được mùa hay mất mùa đã đẩy nhiều công nhân vào thảm cảnh nợ nần. Chị Lê Thị Hương công nhân đội 2 rơi nước mắt khi đọc hợp đồng khoán, vì lô CP chị nhận đầy sâu bệnh, lương bị trừ gần hết vào nợ khiến gia đình chị luôn phải đong gạo từng bữa.
Nhiều hộ công nhân khác vay bên ngoài mua phân bón chăm sóc vườn cây nợ cả trăm triệu đồng, mà thu hoạch vẫn không đủ trang trải chi phí. Đỉnh điểm của cuộc đấu tranh, là phiên tòa sơ thẩm do TAND huyện Đăk Đoa mở ngày 24/8/2012 đã xử 4 nữ công nhân tổng cộng 104 tháng tù giam vì đấu tranh quá đà với hợp đồng khoán bất công.
UBND tỉnh Gia Lai vào cuộc kiểm tra tình hình Cty CP Đăk Đoa, phát hiện nhiều điều bất ổn, phải đề nghị Tổng Cty CP VN chỉ đạo, hướng dẫn Cty Đăk Đoa chỉnh sửa phương án khoán theo đúng quy định của pháp luật. Lãnh đạo các Cty này đều đã nhiều lần từ chối làm việc với báo chí.
Mới đây, ông Phạm Văn Chúc, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên quyền giám đốc Cty CP Đắk Uy III ở Đắk Hà, Kon Tum dù đã nghỉ hưu nhưng bất bình thay cho công nhân ngành CP, đã gửi đơn thư đến Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chứng minh các đơn vị thành viên của Tổng Cty CP VN đứng chân trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai- Kon Tum có quá nhiều vi phạm nghiêm trọng các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước về tiền lương, về các khoản thu trái Nghị định, Thông tư đã ban hành, chỉ “vì lợi ích nhóm mà chèn ép người lao động”.
Hoàng Thiên Nga

Những năm trước, lúc vào cuối vụ giá cà phê thường tăng cao và giảm dần khi vào vụ thu hoạch niên vụ cà phê mới. Tuy nhiên, năm nay, giá của loại nông sản này đang diễn ra theo chiều ngược lại, khó dự đoán khi giá trong những tuần của tháng 9, tháng 10 liên tiếp giảm và tăng trở lại sau khi người dân đã thu hoạch cà phê khoảng vài tuần.
Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia về cà phê giải thích rằng, đối với những ai có nhiều năm kinh doanh cà phê tại các sàn giao dịch hàng hóa ở New York (Mỹ), Luân Đôn (Anh) sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu về sự giảm giá cà phê trong thời gian qua.
Nguyên nhân giảm giá là do từ tháng 3-2013, các nhà đầu cơ dự đoán sản lượng cà phê thế giới đang có xu hướng cung vượt quá cầu nên đã dần dần bán ra tại hai sàn này. Lượng cà phê robusta được bán ra từ thời điểm đó đến nay vào khoảng 40.000 lô (một lô tương đương 10 tấn).
Khi giá trên hai sàn giao dịch hàng hóa này giảm và ngay lập tức thị trường cà phê Việt Nam phản ứng bằng cách giảm lượng bán ra. Song giá vẫn giảm vì lúc này đã có một lượng cà phê arabica của Trung Quốc và Brazil đưa ra thị trường. Vì thế, dù Việt Nam không bán ra nhưng thị trường vẫn có nguồn cung hàng thật từ hai quốc gia này nên giá chỉ có thể tăng lên một chút chứ không thể tăng mạnh như kỳ vọng.


Việc biến động thất thường về giá cà phê trong thời gian qua cũng khiến nhiều hộ nông dân bán ra sản phẩm này. Ông Nguyễn Văn Được, thôn Ea Ngai, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk cho biết, từ đầu vụ đến nay ông chỉ bán ra khoảng 50kg trong tổng số khoảng 4-5 tấn cà phê mà gia đình ông thu hoạch được mỗi vụ. Theo ông Được, nhiều hộ trồng cà phê trong thôn cũng có tâm lý như gia đình ông, chỉ bán một ít cà phê khi cần tiền còn nếu không thì trữ lại trong nhà.
“Việc trữ cà phê lại tại nhà thay vì bán ra cũng có cái hay vì có thể tạo tình trạng khan hiếm trên thị trường, như vậy, nếu một doanh nghiệp nào đó cần cà phê để chế biến thì họ đưa ra giá cao hơn để mua về, lúc đó, tôi sẽ tính đến chuyện bán ra hay không”, ông Được nói.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Hiển, ở Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, có hơn 2 héc ta cà phê và thu hoạch được hơn 5 tấn cà phê/niên vụ nhưng cũng đang giữ lại ở nhà chờ giá tăng . Ông Hiển cho biết lý do là từ đầu tháng 10 đến nay, giá cà phê chỉ ở mức trên dưới 30.000- 32.000 đồng/kg và nếu bán với mức giá này thì gia đình ông sẽ lỗ dù có một số đại lý hỏi mua.
"Dạo này có một số đại lý đến nhà tôi hỏi mua cà phê nhưng giá thấp quá nên tôi không bán, mấy người họ hàng của tôi cũng vậy vì nếu bán là chịu lỗ vài ngàn đồng mỗi ký cà phê", ông Hiển nói.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 26-11 rằng trong tình hình giá cà phê không ổn định như hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không bán ra với số lượng lớn vì sợ bị thua lỗ.
"Khi giá cà phê tăng giảm thất thường như trong thời gian qua, người trồng cà phê sẽ hạn chế bán ra, dĩ nhiên, doanh nghiệp cũng không dám mua vào để xuất khẩu với số lượng lớn vì muốn chờ tín hiệu tốt từ thị trường", ông Vinh nói.
Ngày 31-10, giá bán cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên là 29.700- 30.100 đồng/kg, giảm 700 đồng/kg so với ngày trước đó và là mức giá thấp nhất kể từ cuối niên vụ 2009/2010. Ngày 26-11, sau khi vào vụ cà phê được một thời gian, giá bắt đầu tăng trở lại lên mức gần 32.000 đồng. Niên vụ cà phê của Việt Nam thường bắt đầu vào tháng 10 hằng năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng của năm 2013, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 1,18 triệu tấn, giá trị thu về là 2,51 tỉ đô la Mỹ, giảm 24,4% về lượng và 24,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá cà phê xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2013 là 2.138 đô la Mỹ/tấn, giảm 0,26% so với cùng kỳ năm trước.



Ngày 26.11, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi cho biết theo kết quả phân tích của Viện Pasteur Nha Trang, trong số 8 mẫu cà phê mà chi cục lấy mẫu tại một số cơ sở sản xuất cà phê trên địa bàn Quảng Ngãi thì có đến 4 mẫu cà phê “đểu”, hàm lượng caffeine thấp hơn 1%. Thậm chí, 1 mẫu cà phê của một cơ sở sản xuất cà phê ở H.Mộ Đức hoàn toàn không có hàm lượng caffeine nào.



Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi, 4 mẫu cà phê “đểu” nói trên hầu hết đều làm từ đậu nành, bắp rang cháy và trộn hóa chất tạo màu, mùi để chế biến thành cà phê thành phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ. Vào ngày 11.9 vừa qua, Công an H.Sơn Tịnh đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất cà phê “đểu” tại một ngôi nhà bỏ hoang ở xã Tịnh Ấn Tây. Đây cũng là cơ sở sản xuất cà phê “đểu” đầu tiên ở Quảng Ngãi bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Tuyên bố chinh phục nước Mỹ từ năm 2013, tuy nhiên, tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin về việc Trung Nguyên mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ khiến nhiều người hoài nghi



Chinh phục nước Mỹ: Lời hứa bao giờ thực hiện?

Trung Nguyên nổi tiếng là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành cà phê hòa tan khi đã từng có lúc chiến thắng “đại gia” Nestle trên sân nhà. Đây được coi là bàn đạp cho khá nhiều tham vọng của vị thuyền trưởng Đặng Lê Nguyên Vũ. Chưa năm nào mà người yêu cà phê nghe nhiều thông điệp gửi đi từ Trung Nguyên như năm 2013, từ việc muốn làm lãnh đạo cà phê thế giới của “vua cà phê Việt”, tới việc tấn công thủ phủ cà phê thế giới Mỹ. Nhưng để làm được những việc trên thì có lẽ Đặng Lê Nguyên Vũ đã chậm chân hơn 1 thương hiệu cà phê Việt khác là PhinDeli.

Đầu năm 2013 diễn ra một sự kiện truyền thông nổi bật và đình đám của Trung Nguyên. Khi thương hiệu cà phê nổi tiếng Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam, Đặng Lê Nguyên Vũ đã “giễu” Starbucks là “người khổng lồ không có bản sắc”, “Starbucks là nước có mùi cà phê pha với đường”,… Đồng thời, ông chủ cà phê Trung Nguyêntuyên bố: ai uống Starbucks là sính ngoại, là không yêu nước. Chính điều này đã tạo lên một làn sóng truyền thông đa chiều, nhiều ồn ào và sóng gió.

Không lâu sau đó, Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục đanh thép tuyên bố sẽ tấn công thị trường cà phê tiềm năng nhất thế giới ngay trong năm 2013. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào tháng 2/2013, Chủ tịch Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết họ sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí cho việc mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở Seattle, New York và Boston ngay trong năm 2013.

Gần kết thúc năm 2013, Trung Nguyên vẫn chưa có thông tin về việc mở cửa hàng tại Mỹ. Phải chăng Đặng Lê Nguyên Vũ đã thất bại với kế hoạch, hoài bão này?

Nhưng tới thời điểm này, khi còn hơn 1 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2013, bước sang năm mới 2014, giới truyền thông vẫn chưa nhận được thông tin nào về việc chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ của Trung Nguyên. Điều này gây hoài nghi cho không ít người về “lời hứa” của Đặng Lê Nguyên Vũ.

Theo một chuyên gia về thực phẩm, muốn sản xuất hay nhập thực phẩm qua Mỹ, Trung Nguyên phải đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn khắt khe của FDA. Ngay sau khi có giấy chứng nhận của FDA, doanh nghiệp phải duy trì chất lượng sản phẩm, vì nếu chỉ 1 lô hàng có sự cố, sẽ bị thu hồi giấy phép vĩnh viễn và mãi mãi không được bán sản phẩm tại Mỹ.

Tại Việt Nam, chất lượng của cà phê nguyên liệu của VN không được tốt và đa phần là cà phê Robusta. Loại cà phê này không được Châu Âu ưa chuộng và không được các nhà rang xay lựa chọn, mà đa phần được sử dụng làm cà phê hòa tan. Đặc điểm này sẽ khó cho Trung Nguyên, vì đa phần thị trường cà phê xuất khẩu G7 là khu vực Châu Á và các nước mới phát triển, có thu nhập trung bình.

Còn ở Mỹ, việc cạnh tranh với “người khổng lồ không bản sắc” mà Trung Nguyên nhắc tới là gần như không thể. Bởi chỉ riêng nhãn hàng VIA của Starbucks sau 2 năm ra mắt, năm 2012 đã có doanh thu hơn 200 triệu USD tại thị trường Mỹ, trong khi, với doanh thu này Trung Nguyên đạt được sau hơn 10 năm cho tất cả sản phẩm của mình.

Đặng Lê Nguyên Vũ đã chậm chân Phạm Đình Nguyên

Với G7 Mart, Trung Nguyên đang dần mất đi vị thế của mình khi lần lượt các điểm bán hàng của G7 Mart dần chuyển qua tay cho Vinacafe Biên Hòa và Nestle, không còn duy trì sự nhận diện chuỗi bán hàng 1 thời là niềm tự hào của Trung Nguyên.

Còn chuỗi cà phê nhượng quyền, tới nay gần như 100% số cửa hàng của Trung Nguyên là do chính Trung Nguyên mở để tăng độ phủ sóng của chuỗi cửa hàng. Nhưng có một vấn nạn mà hiện tại, Trung Nguyên dù biết nhưng vẫn không thể khắc phục được đó là việc hàng loạt các quán cà phê khác tự lấy danh “Trung Nguyên” để kinh doanh, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Từ đó, vô hình chung, các quán kia đang góp phần làm nhạt cái định vị “Trung Nguyên No1” của Đặng Lê Nguyên Vũ.


Tại các thành phố lớn, có rất nhiều quán cà phê mọc lên, lấy tên và logo của Trung Nguyên để buôn bán. Hầu hết những quán này chỉ cần lấy cà phê rang xay của Trung Nguyên thì sẽ được phép lấy tên của Trung Nguyên để kinh doanh, 1 số quán sau khi quay sang dùng cà phê rang xay của thương hiệu khác vẫn dùng logo và tên của Trung Nguyên tại quán của mình khiến chất lượng chuỗi cà phê nhượng quyền của Trung Nguyên bị đe dọa.


Và theo một chuyên gia nhân định: Trung Nguyên đang tự mắc bẫy do chính mình tạo ra khi cho ra quá nhiều tên thương hiệu khiến khách hàng lạc trong mê cung này.Ví dụ như hiện tại có rất nhiều quán cà phê từ lớn cho tới nhỏ đều mang thương hiệu của Trung Nguyên. Nhưng thực sự khách hàng không nhận ra sự khác biệt giữa Trung Nguyên No1 và Trung Nguyên. Và không phân biệt được đâu là Trung Nguyên và đâu không phải là của “Trung Nguyên đích thực”. Chất lượng và dịch vụ khác nhau nên khiến khách hàng bất mãn với chính Trung Nguyên.

Trong khi đó, các thương hiệu cà phê lớn khác như Highland, Starbucks, The Coffee Bean, Dunkin,… họ đều quản lý hình ảnh thương hiệu khá tốt, khi đồng nhất tên thương hiệu và sản phẩm khiến không ai có thể phàn nàn.

Những gì Trung Nguyên chưa thể làm được thì một gương mặt mới toanh là Phạm Đình Nguyên – người đã mua thị trấn nhỏ của Mỹ, lại làm được. Có thể nói, tới lúc này, Phạm Đình Nguyên đã nhanh chân hơn Đặng Lê Nguyên Vũ khi đưa sản phẩm của Việt Nam tới tay người Mỹ. Các chuyên gia marketing nhận định, chiến lược và thông điệp của Phindeli đã vượt xa Trung Nguyên khá nhiều khi tạo lên một làn sóng mới ở thị trường Mỹ.

Đến nay khi nhắc tới cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ không còn là người đầu tiên và duy nhất khai thác được yếu tố cà phê Việt, lòng yêu nước nữa. Người ta đang chờ những bước đi mới của Đặng Lê Nguyên Vũ để có thể giữ được danh hiệu “Vua cà phê” Việt Nam, trước khi đặt dấu hỏi lớn về chuyện ông có thể lãnh đạo ngành cà phê thế giới hay không!.

Trong 20 năm thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao Việt Nam-Israel, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghê cao luôn đóng vai trò then chốt. Phóng viên báo NDĐT đã có cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel Yair Shamir nhân chuyến thăm và làm việc chính thức của ông tại Việt Nam về nét nổi bật và các xu hướng chính cũng như cách thức để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel Yair Shamir

PV: Với diện tích đất nông nghiệp nhỏ cùng khí hậu bán sa mạc khô hạn nhưng trong những thập niên gần đây Israel đã xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ nông nghiệp trị giá hàng tỷ đô la Mỹ. Xin ông cho biết chìa khóa thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Israel?

Bộ trưởng Shamir: Israel là một quốc gia có lãnh thổ nhỏ, diện tích chỉ bằng khoảng 1/15 diện tích Việt Nam với sa mạc chiếm phần lớn. Chúng tôi đã dành nhiều năm để tìm ra giải pháp cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt như vậy với ưu tiên tập trung vào phát triển công nghệ và nghiên cứu. Ví dụ như 40% nguồn nước sinh hoạt tại Israel hiện tại là lấy từ nguồn nước biển và nước thải được tái chế và sử dụng cho hoạt động nông nghiệp. Các kết quả thu được là rất khả quan.

PV: Nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Israel trong hơn 20 năm qua. Ông có thể chia sẻ một số kết quả hợp tác trong lĩnh vực này?

Bộ trưởng Shamir: Việt Nam và Israel đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong những năm qua, hợp tác giữa hai nước có thể được nhìn nhận rõ nét qua các số liệu về thương mại hai chiều. Trong năm 2012 thương mại Việt Nam-Israel đạt trên 1,1 tỷ đô la Mỹ, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Các số liệu trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đang trên đà phát triển rất nhanh. Israel mong muốn mở rộng hợp tác không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà còn trên các lĩnh vực khác với Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã tổ chức các khóa học cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đến Israel để tìm hiểu và làm việc trong ngành nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác tại đây. Với công nghệ hiện đại và kiến thức thu lượm được, chúng tôi hi vọng khi về Việt Nam, họ sẽ áp dụng được những kiến thức đã học . Họ cũng chính là những đại sứ quảng bá cho sự hợp tác tốt đẹp giữa chính phủ hai nước.

PV: Theo ông, hai bên cần có những giải pháp gì để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp?

Bộ trưởng Shamir: Trong các cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đã thảo luận làm thế nào để thúc đẩy hợp tác và vượt qua rào cản, trở ngại trong lĩnh vực này. Về cơ bản, hai nước đã đồng ý cấp một số giấy phép tạm thời nhằm mở cửa cho các sản phẩm của Israel vào thị trường Việt Nam. Hai bên cũng đã nhất trí thúc đẩy đàm phán về tự do hóa thương mại và thiết lập cơ chế hợp tác nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.

PV: Vậy thách thức lớn nhất trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Israel là gì?

Bộ trưởng Shamir: Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xác định được nhu cầu của nền kinh tế và nông nghiệp của mình là gì, từ đó mới có thể đưa ra được các giải pháp cụ thể. Đó cũng chính là lý do tại sao các công ty Israel quan tâm đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp vốn là thế mạnh của Israel. Họ mang đến giải pháp và công nghệ tốt nhất trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như thủy lợi và quản lý nước.

Một vấn đề khác cần phải quan tâm đó là việc lạm dụng phân bón và hóa chất tại Việt Nam. Israel là một nước nhỏ và vấn đề môi trường là rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều hóa chất và phân bón, chúng ta có thể hủy hoại mọi thứ và làm giảm chất lượng nguồn nước. Vì vậy, với kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề môi trường trong nông nghiệp, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ Việt Nam qua việc sử dụng phân bón vi sinh, ít hóa chất và các yếu tố sinh học khác để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sản xuất nông nghiệp.

PV: Israel đang có những kế hoạch cụ thể nào để hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao?

Bộ trưởng Shamir: Israel đang khuyến khích và dành ưu đãi cho các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi cũng đã công bố nhiều tài liệu về Việt Nam và khả năng đầu tư kinh doanh ở đây, cũng như hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm rút ngắn rào cản hành chính để làm cho quá trình đầu tư được thuận lợi hơn. Chúng tôi cũng tạo điều kiện cho các công ty Việt Nam muốn nhập nguyên vật liệu hoặc mua các bán thành phẩm nông nghiệp từ Israel.

Bên cạnh đó, Israel khuyến khích các sinh viên Việt Nam tham gia vào các chương trình hợp tác phát triển của Israel để thấy được những gì chúng tôi đã và đang làm. Họ đến với Israel không chỉ để ngồi trong phòng học với các bài giảng trên lớp mà còn được tham gia vào các hoạt động thực tế. Chúng tôi cũng thiết lập một hệ thống liên lạc với số điện thoại và email của các đối tác Israel để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh này.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng về cuộc trò chuyện này.

Protein mTOR – Ảnh: Wikipedia
Các nhà nghiên cứu Israel và Hoa Kỳ đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao liệu pháp trị ung thư còn hạn chế. Những nghiên cứu tổng hợp này sẽ giúp ích cho việc điều trị ung thư sau này.

Theo Israel21c

Các nhà nghiên cứu tại Đại học tổng hợp Hebrew (Jerusalem), Viện Công nghệ California và Trường Đại học Y David Geffen thuộc Đai học Tổng hợp California (Hoa Kỳ) vừa đạt được một bước tiến đột phá trong việc tìm hiểu nguyên nhân làm cho liệu pháp chữa trị ung thư đầy triển vọng không đạt được thành công như mong đợi trong việc diệt các tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các vấn đề trong liệu pháp liên quan đến điều trị ức chế biểu hiện của protein mTOR (một loại protein trong người, tên đầy đủ là: mammalian target Of Rapamycin, giữ vai trò chính trong sự tăng sinh và phát triển tế bào). MTOR giữ vai trò chính trong việc xử lý truyền tín hiệu phân tử của tế bào từ môi trường của chúng, và quá trình quan sát, cho thấy protein này hoạt động rất mạnh ở bệnh ung thư.

Cho đến nay, việc sử dụng thuốc để điều trị ức chế biểu hiện của protein mTOR đã giúp diệt tế bào ung thư ở các lớp ngoài của khối ung thư, tuy nhiên lại không đạt kết quả khả quan trong các thí nghiêm lâm sàng cho việc đối phó với các lớp trong.



Nhóm nghiên cứu, trong đó có Giáo sư Prof. Emeritus Raphael D. Levine từ Viện Hóa học, Đại học tổng hợp Hebrew University (Jerusalem) và các cộng sự từ Viện công nghệ California, Trường Y David Geffen thuộc Đại học California (Hoa Kỳ) đã điều tra thành công tình trạng ảnh hưởng của việc thiếu oxy — lượng cung cấp oxy giảm — trên đường truyền tín hiệu của protein mTOR trong các hệ thống bệnh ung thư não. Đây có thể coi là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng thuốc mTOR không có tác dụng.

Họ chỉ ra rằng các khối ung thư rắn đều thiếu một lượng oxy nhất định, cơ chế truyền tín hiệu của protein mTOR chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ở điểm chuyển giao, các mô hình lý thuyết dự báo rằng mTOR sẽ không phản ứng với thuốc.

Những kết quả trên được đăng trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ)

Những chuyên gia hàng đầu Israel trong lĩnh vực công nghệ nước đã có mặt tại Đông Nam Á vào cuối tháng 8 vừa qua để tham dự một loạt sự kiện, hội thảo, với chủ đề “Tuần lễ nước Israel tại Việt Nam”. Theo IsraelNewTech



Sự kiện lớn này là cầu nối giữa các công ty và cơ quan xử lý nước Việt Nam và đối tác Israel là đại diện chính phủ và các công ty trong lĩnh vực này, cùng với sự tham gia và đồng tổ chức của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị song phương và đưa công nghệ nước tiên tiến tới Việt Nam.

“Ngân hàng Thế giới là một đối tác lớn tại Việt Nam,” theo ông Zafrir Asaf, Trưởng phòng Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. “Ngân hàng Thế giới đầu tư cho Việt Nam khoảng 8 tỷ Đô la hàng năm, trong đó hàng trăm triệu đô la vào lĩnh vực nước. Hợp tác với Ngân hàng Thế giới theo tôi là cách tốt nhất để tiếp cận Việt nam vì các dự án của NHTG có tính minh bạch cao với các phương pháp kinh doanh hiệu quả.” Cũng theo ông Assaf, đại diện phía Ngân hàng Thế giới cũng rất lạc quan về việc thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Israel và Việt Nam trong lĩnh vực nước. Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã đưa ra những nhận định trong phần trình bày của mình rằng sự kết hợp giữa các công ty công nghệ nước Israel và ngành công nghiệp này tại Việt Nam có tiềm năng mang lại kết quả rất tốt.

Tuần lễ Nước tại Việt Nam cũng là một cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa hai nước. Ông Asaf cho biết nhiều công ty Israel đã và đang hoạt động tại Việt Nam được một vài năm thấy rằng sự kiện này đã giúp họ có thêm sự tiếp cận hiệu quả tới những nhà ra quyết định cấp cao trong hệ thống chính phủ Việt Nam, trong ngành công nghiệp này cũng như tới Ngân hàng Thế giới – điều mà họ chưa từng có trước đây. “Chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi rất tích cực về sự kiện này từ phía các công ty Israel như Netafim, Amiad, BermadOdis.” Sau Hội thảo về Giải pháp nước cho Việt Nam, một công ty công nghệ nước hàng đầu Israel đã được mời tham dự tọa đàm với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để thảo luận về những cơ hội trong lĩnh vực tưới tiêu vi mô.

Tuần lễ nước tại Việt Nam nằm trong các hoạt động kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Israel, và là cầu nối tới WATEC 2013, triển lãm và hội nghị quốc tế về công nghệ nước được tổ chức hai năm một lần tại Israel. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia sự kiện này vào tháng 10 vừa qua.




Diễn giả chính của Hội nghị về giải pháp nước cho Việt Nam là Tiến sỹ Sinaia Netanyahu, hội trưởng Hội các nhà khoa học, Bộ Bảo vệ Môi trường Israel. Sau Việt Nam, Tiến sỹ Netanyahu cũng tham gia một sự kiện do Liên minh các ngành công nghiệp Thái Lan phối hợp với Phòng Kinh tế và Thương mại Israel tại Thái Lan tổ chức.

Trao đổi với chúng tôi về nhu cầu nước của Thái Lan cũng như các giải pháp mà phía Israel có thể cung cấp, Tiến sỹ Netanyahu cho biết: “Người Thái rất quan tâm tới hệ thống thoát nước, gần đây họ đã trải qua nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng. Điều mà Thái Lan thực sự cần trước tiên là một kế hoạch chiến lược, theo sau đó là luật và quy đinh, cuối cùng là công nghệ để thực hiện chiến lược này. Israel có một số công ty giàu kinh nghiệm trong việc đưa ra kế hoạch chiến lược về hệ thống mạng lưới nước, tôi tin rằng chúng ta sẽ có sự hợp tác đầy hiệu quả.”

Tại sự kiện này, Tiến sỹ Netanyahu có phần trình bày về quản lý nước, trong đó bao gồm 3 lĩnh vực chính: các giải pháp khử mặn, đảm bảo chất lượng nguồn nước uống, và xử lý nước thải cũng như tái sử dụng nước cho nông nghiệp.

“Ở Israel chúng tôi luôn coi nông nghiệp có giá trị sinh thái cao, thay vì chỉ là gánh nặng cho môi trường ở một số nơi khác. Nước thải cũng là một nguồn nhờ có thể tái sử dụng trong nông nghiệp mà mang lại giá trị cao, thúc đẩy đa dạng sinh học và cảnh quan cây xanh, góp phần vào giá trị của một quốc gia. Chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực cho phần trình bày từ các đại biểu Liên Hợp quốc, Quỹ Lương thực và Nông nghiệp thế giới. Họ cũng công nhận rằng quan điểm này về nông nghiệp là hết sức tiến bộ.”

Các đại biểu Thái Lan rất quan tâm tới việc tham quan học tập tại Thái Lan, đặc biệt là về những chiến lược và công nghệ đang được áp dụng tại Israel như Nhà máy Xử lý nước thải Shafdan. “Ý tưởng là sự đáp ứng nhu cầu cụ thể của mỗi đoàn đại biểu khác nhau, ví dụ như: xử lý nước thải, xử lý nước thải công nghiệp, v.v.” Tiến sỹ Netanyahu cho biết.

T/S Giáp Văn Dương
Nếu muốn cải cách giáo dục thật sự, trước hết cần làm rõ mục đích của việc học bằng cách trả lời câu hỏi: Học để làm gì?
Con người là một động vật kỳ lạ khi phải dành đến hàng chục năm để đi học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình. Điều này hoàn toàn khác với các động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.

Suốt đời đi thi

Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng.

Vậy với người xưa: Học để làm gì?

Nhìn vào cách thức tổ chức học tập và thi cử có thể thấy rằng ngày xưa học là để làm quan. Mục đích chính của việc học là để ra ứng thí, nếu đỗ đạt thành ông nghè ông cử sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nếu thi rớt chờ khóa sau thi lại. Chính vì thế mới có người suốt đời đi thi, hoặc cả bố cả con đều thi cùng một khóa.

Vì sao vậy? Vì đó là cách thức tiến thân và khẳng định mình nhanh nhất và duy nhất trong xã hội phong kiến với thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” được phân định rõ ràng. Đó là một đầu tư lớn, một khát vọng đổi đời cháy bỏng, nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu sinh lý thông thường. Vì thế mới có chuyện “chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, “võng anh đi trước võng nàng theo sau”…

Chính mục đích học để làm quan này đã chi phối toàn bộ nội dung học tập, thi cử và phương pháp học tập đi kèm. Đơn cử có thể thấy do học để làm quan nên nội dung học chỉ để đi thi. Ngay cả với những người “sôi kinh nấu sử” trong suốt hàng chục năm thì nội dung cũng không vượt quá khỏi bộ Tứ thư, Ngũ kinh và một số kỹ năng thơ phú điển hình. Lý do thật đơn giản: đề thi chỉ xoay quanh các tài liệu và kỹ năng này.

Nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy trọng tâm xuyên suốt của việc học thời đó là học ứng xử, tất nhiên là giữa người với người, sao cho phù hợp với trật tự xã hội phong kiến. Chính vì thế mới có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ ở đây hiển nhiên là về phép tắc ứng xử, nhưng còn văn? Văn ở đây, tức phần nội dung, cũng phần nhiều là nội dung của ứng xử trong các tình huống cụ thể.

Khẩu hiệu này hiện vẫn còn phổ biến trong các trường học. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt trong ứng xử giữa người và người, lại càng làm cho khẩu hiệu này có thêm lý do tồn tại.

Không biết học để làm gì

Tháng 6 đến 8-2013, tôi có dịp khảo sát bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở (khoảng 80 em) đến sinh viên đại học (khoảng 100 em), và một số phụ huynh nhân dịp con em họ thi đại học (100 phụ huynh), với câu hỏi “Học để làm gì?”, thì câu trả lời rơi vào các nhóm như sau:

* Không biết học để làm gì. Học vì bố mẹ bảo học. Học vì tất cả mọi người đều như vậy. Học vì không biết làm gì khác. Đây là trường hợp phổ biến với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, chiếm trên 80%, và một phần lớn trong sinh viên, khoảng 50%.

* Học để có công ăn việc làm. Học để kiếm tiền. Đây là câu trả lời phổ biến của sinh viên đại học, chiếm 40-50%, và một phần nhỏ của học sinh phổ thông trung học, khoảng 20-25%.

* Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. Đây là câu trả lời của phần lớn phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi, chiếm 80-90%.

* Học để mở mang hiểu biết. Đây là câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm 5-10%, tùy theo nhóm.

* Học để tự hoàn thiện mình. Đây là câu trả lời của một vài trường hợp cá biệt, tỉ lệ 2-4%, tùy theo nhóm.

Như vậy có thể thấy phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, có địa vị trong xã hội.

Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là không có bất cứ mục tiêu nào.

Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.

Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý: vì một đầu tư lớn như vậy về thời gian và tiền bạc mà mục đích lại không rõ ràng. Đấy là với phạm vi của cá nhân và gia đình. Với hệ thống giáo dục liên hệ đến hàng chục triệu người, thì tính hướng đích của hệ thống cũng rất mờ nhạt. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: để làm gì?

Làm chủ cuộc đời

Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, Ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một báo cáo có tên “Học tập: kho báu bên trong mỗi người”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?”. Theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together).

Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.

Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.

Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất. Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau (VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore), tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.

GIÁP VĂN DƯƠNG

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.