Cà phê, ngoài việc là một loại hàng hóa hái ra
tiền, còn có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa của một số cộng đồng, quốc gia trên
thế giới.
Cà phê làm dấy lên làn sóng phạm tội ở Kenya
Ngành cà phê của Kenya luôn phải hứng chịu cơn
bão trộm cắp và bạo lực. Chính phủ nơi đây phải lập ra một lực lượng cảnh sát
đặc biệt để đối phó với vấn nạn này.
Cà phê là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều
nhất trên thế giới.
Ở đây, 1 kg cà phê nhân có giá bằng cả tuần
lương của công nhân. Người trồng cà phê phải ngủ ngay tại nương rẫy để chống
lại bọn trộm và người ta sẵn sàng đánh chết tại chỗ hoặc hành hình trên phố
những tên trộm cà phê bị bắt quả tang.
Bệnh rỉ sắt cà phê tàn phá Trung Mỹ
Đây là một loại bệnh do nấm, tấn công vào lá
của cây cà phê. Chính bệnh này đã tàn phá hàng loạt diện tích trồng cà phê ở
Trung Mỹ, giết chết các nhà máy và đe dọa nặng nề sinh kế của nông dân khắp thế
giới.
Tháng 2/2013, Guatemala đã tuyên bố tình trạng
khẩn cấp do bệnh rỉ sắt và đã trợ cấp 14 triệu USD cho nông dân mua thuốc trừ
sâu. Có đến 70% cây trồng của nước này bị ảnh hưởng. Các nước trong khu vực
cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự. Có tới 36% trang trại cà phê của Nicaragua bị
nhiễm bệnh. Một nửa trang trại cà phê của El Salvador và nam Mexico
cũng bị nấm rỉ sắt tấn công.
Điều đó có nghĩa là bạn phải trả thêm tiền cho
một tách cà phê trong vài năm tới.
Cà phê có chứa caffeine thu hút ong
Cà phê được phát hiện bởi những người chăn dê
bởi họ chứng kiến dê có hiện tượng vui vẻ sau khi nhai hạt cà phê. Caffeine
trong cà phê được coi như “chất độc” đối với sâu và sên nhưng nó lại thu hút
ong mật và các côn trùng khác.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tiêu thụ
một lượng caffeine thích hợp sẽ giúp những con ong cải thiện trí nhớ của chúng.
Lễ cà phê Ethiopia
Các buổi lễ cà phê là một phần quan trọng
trong đời sống xã hội của người Ethiopia. Đó là một quá trình mất khá nhiều
thời gian, được bắt đầu với việc rửa hạt cà phê và kết thúc bằng nghi thức rót
cà phê vào ly, quá trình được thực hiện bởi người phụ nữ. Ngay từ khi còn nhỏ,
các cô gái Ethiopia đã được học nghi lễ này. Buổi lễ được thực hiện hàng ngày
và dành để đón khách đến nhà.
Cà phê có thể dẫn đến nghiện
83% người Mỹ trưởng thành uống cà phê.
Caffeine với liều lượng lớn sẽ trở thành thuốc
độc gây chết người. Một cô gái 17 tuổi ở Anh đã phải nhập viện sau khi uống 7
tách Double – Espressos với các triệu chứng như nhiệt độ tăng thất thường, tim
đập nhanh...
Hiện tượng nghiện caffeine là việc uống từ 6
ly cà phê trở lên mỗi ngày.
Thi nếm và pha cà phê
Cuộc thi được tổ chức hàng năm và năm nay diễn
ra tại thành phố Nice của Pháp, được gọi là World Coffee Event. Những người
tham gia pha chế cà phê sẽ được thoải mái bộc lộ sự sáng tạo của mình và được
du khách đến từ khắp nơi trên thế giới nếm thử và đánh giá.
Ở Việt Nam cũng có lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột
(hay còn gọi là Buôn Ma Thuột cà phê Festival) nhằm tôn vinh cây cà phê.
Có thể tái sử dụng bã cà phê
Chỉ có 20% trong thành phần của hạt cà phê
mang đến hương vị và mùi thơm của loại đồ uống này, phần còn lại là chất xơ
thực vật không vị. Điều đó có nghĩa rằng có hàng trăm ngàn tấn bã cà phê được
thải ra hàng ngày. Điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm ra phương pháp tái
chế chúng để khỏi "lãng phí".
Một số nhà khoa học đã tìm ra cách chế biến bã
cà phê thành viên nhiên liệu tạo ra năng lượng, một số khác đã nghĩ ra cách sử
dụng bã cà phê tạo ra một thức uống có cồn bằng cách lên men và chưng cất tương
tự phương pháp sản xuất rượu.
Thường Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/L.V