tháng 10 2013

Một trong những bộ sưu tập trang sức quý giá nhất thế giới vừa được trưng bày trong một triển lãm chưa có tiền lệ ở Rome. 



Kho báu của Thánh Januarius gồm 70 hiện vật, hôm qua lần đầu được trưng bày tại Rome, Italy, sau cuộc vận chuyển khỏi thành phố quê hương Napoli ở miền nam nước này. Được di chuyển với sự bảo vệ nghiêm ngặt, những hiện vật gồm trang sức, tượng và đồ lễ được cúng cho Thánh Januarius, thánh bảo trợ xứ Napoli. Trong ảnh là một chi tiết tinh xảo của chiếc cốc rượu lễ.

Chiếc mũ thánh gồm 3.326 viên kim cương, 164 viên hồng ngọc và 198 viên ngọc lục bảo là điểm nhấn của triển lãm. 

Thánh Januarius, giám mục xứ Napoli, bị hành hình vì đạo vào thế kỷ thứ ba. Ông được tôn kính trong nhiều thế kỷ với tư cách là người bảo trợ thành phố khỏi chiến tranh, bệnh dịch, động đất, đắm tàu và thiên tai. 


Kho báu của Thánh Januarius thường được cất trong một cái hầm ở nhà thờ Napoli, tránh xa sự dòm ngó của công chúng. Nó được các chuyên gia đánh giá là đối thủ của bộ trang sức hoàng gia Anh và kho báu của Sa hoàng Nga, xét về mặt giá trị. 

Vòng của thánh, làm từ vàng, bạc và đá quý, do Michele Dato chế tác năm 1679. 

Chén thánh
Vào những năm 1520, khi bệnh dịch, chiến tranh ập vào Napoli, và ngọn núi lửa Vesuvius thường xuyên phun trào, người dân cam kết xây dựng nhà nguyện Thánh Januarius và để bảo vệ những kho báu được cúng và đổi lấy sự bảo hộ của thánh. 

Những bức tượng bạc trong triển lãm "Kho báu của Napoli" ở Rome. 

Cây thánh giá được làm từ năm 1878. 

Tượng bán thân của Thánh Januarius, hay còn gọi là San Gennaro theo tiếng Italy. 

Người tham quan đi qua một tấm thảm quý trong triển lãm. 
Những đồ vật giá trị này đều do các vị vua, hoàng đế và Giáo hoàng gửi tới nơi thờ phụng thánh bảo trợ của Napoli. Kho báu được trưng bày tại bảo tàng Fondazione Roma kéo dài từ nay đến ngày 16/2/2014.

Trọng Giáp (Ảnh: AFP)

Việc phát triển chiến lược thường hay quá chi tiết và quá phức tạp. Chiến lược chỉ đơn giản là việc hiểu rõ bạn đang ở đâu, bạn sẽ tiến đến đâu, và bạn tiến đến đó như thế nào.

Nestlé đã thay đổi phương thức bán và bảo trì máy pha cà phê Nespresso để phù hợp với chiến lược của công ty.

Câu chuyện của Nestlé

Tầm quan trọng của việc xác định rõ các lựa chọn trong ba yếu tố chiến lược – nhắm vào ai, đưa ra cái gì, triển khai theo cách nào tốt nhất – được thể hiện rõ trong ví dụ về Nespresso, một máy pha cà phê dễ sử dụng được công ty Nestlé của Thụy Sĩ phát triển. Mặc dù sản phẩm có hình dáng và cách sử dụng đơn giản, Nestlé đã phải mất hơn 10 năm để phát triển chiếc máy này.

Sau vài năm chỉ đạt được thành công hạn chế, một chiến lược mới đã cải thiện khả năng sinh lợi. Hệ thống máy Nespresso gồm hai phần: máy và hộp đựng cà phê. Phần cà phê tách biệt khỏi phần máy vốn được một công ty khác sản xuất và bán ra thị trường. Nestle không còn chịu trách nhiệm về việc bán hay bảo trì máy - là lĩnh vực mà Nestlé cũng không phải chuyên gia.

Nhưng điều quan trọng là cái máy đó chỉ có thể sử dụng hộp cà phê Nespresso, và điều này bảo đảm doanh số bán cà phê của Nestlé trong tương lai. Đối tượng khách hàng mục tiêu được thay đổi từ dân văn phòng chuyển sang những người nội trợ, và quy trình bán hàng được quản lý hoàn toàn qua câu lạc bộ Nespresso (bằng điện thoại, fax, hay website, với những hộp cà phê cho máy Nespresso được giao trực tiếp đến khách hàng).

Lời khuyên cho nhà quản lý

Để bảo đảm cho một chiến lược thành công:

1. Tạo ra một vị thế chiến lược độc đáo cho công ty. Tập trung vào việc khách hàng của bạn là ai, điều giá trị gì mà bạn mang đến cho khách hàng, và làm thế nào bạn có thể thực hiện điều này một cách hiệu quả. (Đừng lẫn lộn giữa chiến lược với tầm nhìn, nhiệm vụ, hay mục tiêu).

2. Có những lựa chọn ý nghĩa và đặc sắc. Kết hợp những lựa chọn này lại trong một hệ thống các hoạt động tự củng cố và phù hợp với nhau. Các sai sót thường gặp bao gồm việc để mở các lựa chọn, để cho mọi người bỏ qua các lựa chọn, sử dụng biện phát để có tăng trưởng mà ép buộc mọi người bỏ qua chiến lược bao quát của công ty, và phân tích những việc thiếu khả thi.

3. Hiểu được tầm quan trọng của các giá trị và sự động viên. Văn hóa và giá trị, sự đánh giá và sự động viên, con người, cấu trúc, và quy trình, tất cả quyết định môi trường làm việc của công ty. Thông qua những ứng xử có ảnh hưởng, những điều này sẽ tác động đến sự thành công của chiến lược mà bạn triển khai.

4. Nhận được tình cảm ủng hộ của mọi người đối với chiến lược. Bất cứ chiến lược nào cũng sẽ thất bại trừ phi mọi người nhiện tình ủng hộ để chiến lược được thành công.

5. Nhận biết sự thông hiểu không giống với điều được truyền đạt. Hãy giải thích tại sao chiến lược này quan trọng với công ty và từng cá nhân.

6. Đừng bỏ qua khoảng cách giữa hiểu biết và hành động. Các cá nhân thường có khuynh hướng thực hiện những việc cần chứ không phải là những việc quan trọng nhất.

7. Đừng cho rằng chiến lược chỉ có thể được phát triển bởi những nhà lãnh đạo “cao cấp”. Các ý tưởng có thể đến từ bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ ở chỗi nào.

8. Giữ cho chiến lược của bạn linh hoạt. Ý tưởng có một đời sống riêng. Luôn luôn đánh giá lại câu trả lời của những câu hỏi “ai, cái gì và như thế nào”. Chiến lược cũng đòi hỏi sự điều chỉnh để phù hợp với các tình huống khách quan. Vì vậy hãy cho phép người của bạn phản ứng và điều chỉnh mà không cần phải chờ được cho phép.

Ở mỗi ngành nghề đều có vài vị thế mà một công ty có thể chiếm giữ. Điều cốt lõi của chiến lược là lựa chọn vị thế mà công ty của bạn sẽ giành được. Nếu điều này đã đạt được rồi, công ty có thể khoanh lấy một vị thế chiến lược độc đáo.

Theo Anh Thư
Nhượng quyền Việt Nam

Thưởng thức một ly cà phê tỏa hương thơm ngào ngạt vào mỗi buổi sáng dường như đã trở thành một thứ “nghi lễ” không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Theo tờ New Scientist, dường như cà phê đã trở thành một thứ “ma túy của thần kinh” khi tại Mỹ, 90% người trưởng thành sử dụng thức uống này mỗi ngày. Chưa hết, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nước này, lượng caffein chứa trong nhiều thức uống năng lượng cao còn tới mức báo động. Số người phải đưa đi cấp cứu sau khi uống thức uống năng lượng cao tăng lên 20.000 người trong năm 2011. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đồ uống năng lượng vẫn một mực cho rằng, sản phẩm của họ là an toàn và khẳng định không có bằng chứng về các phản ứng có hại với con người. Dù vậy, trường hợp ngộ độc caffeine đã được xác nhận.

Nghiên cứu đặc tính gây nghiện của caffeine, các nhà khoa học đến từ Đại học Johns Hopkins cũng phát hiện ra các triệu chứng của những người thường xuyên sử dụng thức uống chứa caffeine bị cắt giảm đột ngột như mệt mỏi, nhức đầu, khó tập trung, đau cơ bắp và buồn nôn. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard lại phản bác ngược lại. Họ cho rằng “Uống cà phê không liên quan đến sức khỏe và sáu ly mỗi ngày không phải là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong”. Tổng hợp lại, giới nghiên cứu ở Mỹ đã kết luận sử dụng liều lượng caffeine điều độ có tác động tích cực lên cơ thể con người. Cụ thể, hành động này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Và FDA đã cam kết sẽ xác định mức tiêu thụ caffeine an toàn nhất, như một động thái kết lại những tranh cãi về việc có hay không ảnh hưởng tiêu cực của caffeine lên sức khỏe con người.

Triệu chứng của những người thường xuyên sử dụng thức uống chứa caffeine bị cắt giảm đột ngột như mệt mỏi, nhức đầu, khó tập trung, đau cơ bắp và buồn nôn

Nhận xét về tình trạng sử dụng caffeine trong cộng đồng, bà Lynn Goldman, hiệu trưởng trường Đại học George Washington nói “Nhiều người thậm chí còn không nhận thức được họ đang dùng bao nhiêu cà phê. Hậu quả là họ phải đối mặt với một số vấn đề như mất ngủ, khó tiêu hoặc huyết áp”. Với 120.000 tấn cà phê được tiêu thụ mỗi năm, chúng ta rất khó kỳ vọng về sự sụt giảm, khi mà uống cà phê đã trở thành một thói quen khó bỏ. Ở Phần Lan, người trưởng thành tiêu thụ trung bình 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 4 đến 5 ly cà phê, chạm mốc giới hạn tiêu thụ cà phê tối đa của cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh. “Chúng tôi nghĩ rằng, khi sử dụng điều độ, caffeine không gây ra rủi ro. Đồ uống năng lượng cao có chứa caffeine ở Phần Lan cũng đã được dán nhãn cảnh báo, và điều này sẽ thực hiện trên toàn EU từ năm 2014”, Sanna Kiuru, một nhân viên cấp cao tại Evira, cơ quan an toàn thực phẩm của Phần Lan khẳng định.

Đối với hầu hết người sử dụng cà phê lâu năm, thức uống này chỉ đơn giản là để kích thích sự tỉnh táo và tăng cường hiệu suất làm việc. Stephen Braun, tác giả của cuốn sách cảnh báo nổi tiếng The Science and Lore of Alcohol and Caffeine (Tạm dịch: Khoa học và chuyện kể về rượu và cà phê) nói: “Sự hấp dẫn lớn nhất của cà phê là giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn. Điểm khác biệt là so với rượu, cần sa giúp giải trí thì cà phê được sử dụng như một công cụ tăng năng suất công việc”. Điều này được ví với việc ăn lá coca để tăng thêm năng lượng của những người lao động ở Peru và Bolivia. Cũng theo tác giả này, sự phát triển của cà phê không phải là ngẫu nhiên, mà đi liền với bình minh của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, thời điểm mà cuộc đua năng suất ngày càng được tăng tốc.

Theo tờ New Scientist, dường như cà phê đã trở thành một thứ “ma túy của thần kinh”

Thực tế cũng cho thấy, cà phê đóng một vai trò quan trọng trong sáng tạo của nhiều người nổi tiếng. Theo một người viết tiểu sử, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch người Pháp, Balzac uống đến 50 tách cà phê mỗi ngày. “Nếu không có cà phê, chúng ta không thể viết, càng không thể sống”, tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời nói. Nhà làm phim siêu thực huyền ảo nổi tiếng thế giới David Lynch từng ăn tối ở một nhà hàng bình dân ở Los Angeles trong suốt 7 năm liền. Bao giờ cũng vậy, ông dùng tới 7 ly cà phê nhiều đường trong mỗi bữa ăn và nói rằng chúng giúp ông khơi gợi nhiều ý tưởng. Còn nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, Ludwig van Beethoven thì cẩn thận tới mức tính ra chính xác 60 hạt cà phê mỗi lần pha thức uống này. Khủng khiếp hơn cả, ca sĩ Robbie Williams cựu thành viên ban nhạc Take That nói rằng anh tiêu thụ hơn 36 ly cà phê espresso và khoảng 20 lon Red Bull mỗi ngày. Giải thích rõ hơn về điều này, Mason Currey, tác giả của cuốn sách How Artists Work (Tạm dịch: Làm thế nào nghệ sĩ làm việc) nói: “Nhiều nghệ sĩ sử dụng cà phê như một cửa ngõ bước vào sáng tạo. Nghi thức uống cà phê trước khi bắt tay vào công việc vì thế cung cấp sự tập trung cần thiết”.

Những cố gắng để kiểm soát sự phát triển của cà phê cũng như thu nhỏ lượng người sử dụng thức uống này trong lịch sử đã luôn thất bại. Năm 1911, chính phủ Mỹ đã kiện công ty Coca Cola, với lập luận rằng chất caffeine trong thức uống này “gây tổn hại cho sức khỏe”, nhưng cuối cùng Coca Cola đã “trắng án”. Điều duy nhất mà các nhà nghiên cứu có thể khuyên những tín đồ của cà phê là mỗi người cần phải trở thành nhà khoa học của chính bản thân, để có thể điều chỉnh một cách hài hòa, hợp lý lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày. Có như vậy mới tránh được tác động tích lũy của chất kích thích này.

Mỗi người cần phải trở thành nhà khoa học của chính bản thân, để có thể điều chỉnh một cách hài hòa, hợp lý lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày

Trong những bài thuốc cổ truyền, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương, giải độc gan, chữa đau dạ dày.

Viện hàn lâm khoa học Việt Nam công bố đã áp dụng thành công công nghệ nano để chế tạo ra Nano Curcumin, một chất giúp chữa ung thư được chiết xuất từ cây nghệ vàng.

Trong những bài thuốc cổ truyền, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương, giải độc gan, chữa đau dạ dày. Những hoạt tính y sinh học của chất Curcumin chứa trong nghệ được chứng minh có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống nhồi máu cơ tim, v.v.

Tuy nhiên Curcumin khó tan trong nước vì mức hấp thu kém.

Công nghệ nano giúp tăng độ tan hơn 7000 lần và vì thế, được đánh giá là bước đột phá giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

Nguồn: BBC

Cà phê có lẽ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, đây là một thức uống có sự thiên biến vạn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng tìm hiểu một số loại cà phê đặc trưng cho từng quốc gia nhé!

Türk kahvesi- thức uống tiên tri của người Thổ Nhĩ Kỳ

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ độc đáo ở cả phong cách pha chế lẫn thưởng thức. Bột cà phê được nghiền thật nhuyễn, sau đó ngâm trong nước lạnh, rồi đun nóng ở một điều kiện nhất định. Sau khi pha, cà phê lại được hâm nóng hai hoặc ba lần, đến khi đặc quánh và có màu đậm thì rót vào tách.


Nghệ thuật pha chế thể hiện ở việc tạo lớp bọt dày nổi bên trên tách cà phê. Để hương vị thêm phần phong phú, người pha còn cho thêm đậu khấu (cardamom) hoặc một số hương liệu khác. Thưởng thức Türk kahvesi cũng là một cách để thư giãn hoặc rèn luyện tính kiên trì vì bạn phải chờ cho bột cà phê lắng xuống hết mới có thể uống được. Điều thú vị hơn là sau khi uống xong, người ta thường úp tách cà phê xuống đĩa và xem bói vận mệnh của mình dựa trên phần cặn cà phê ở đĩa, họ gọi đây là phép bói cặn cà phê (fassomancy).

Nét đẹp Á-Âu trong ly cà phê uyên ương của Hongkong

Cà phê uyên ương (Yuanyang kafei) là một thức uống rất phổ biến ở Hongkong. Đó là sự kết hợp độc đáo giữa cà phê và hồng trà (hoặc trà sữa), có thể rắc thêm chút hoa tươi. Cà phê uyên ương chứa đựng cả triết lý về quy luật cân bằng âm dương của người Á Đông. Người ta cho rằng cà phê là thức uống nhiệt, còn trà là thức uống có vị mát, kết hợp hai thứ với nhau sẽ tạo ra sự cân bằng cho cơ thể.


Ly cà phê uyên ương mang trong mình sự giao thoa văn hóa Đông – Tây hài hòa, màu sắc cổ điển trong thức uống này thấp thoáng ẩn hiện đâu đó giữa một thành phố hiện đại, phồn vinh như Hongkong.Cà phê uyên ương, một cái tên thật thi vị và lãng mạn, mang hương vị đắng, nồng đặc trưng của cà phê, cùng vị thanh của trà, xen với vị ngọt nhẹ của đường, tất cả hòa quyện với nhau như chính hương vị của tình yêu vậy.

Café Bombón – thức uống hấp dẫn của xứ sở đàn ghita

Café Bombón phổ biến đầu tiên ở vùng Valencia của xứ bò tót, sau đó nhanh chóng lan rộng ra những nơi khác. Công thức pha chế rất đơn giản, chỉ gồm espresso và sữa đặc pha theo tỉ lệ 1:1. Trước tiên, espresso sẽ được đổ vào chiếc ly thủy tinh trong suốt, sau đó người pha chế từ từ đổ sữa đặc vào để phần sữa đó chìm xuống.


Như vậy ly café bombón sẽ có 2 lớp màu riêng biệt, trông thật hấp dẫn làm sao! Người pha chế còn thường thêm vào một lớp kem sữa tươi bên trên để hương vị phong phú và thức uống được sinh động, bắt mắt.

Nước Đức và món cà phê đánh thức mọi giác quan

Nếu như bạn là một người yêu thích hương thơm quyến rũ của rượu rum, cà phê Pharisäer của nước Đức chính là một lựa chọn tuyệt vời. Thức uống này là một sự kết hợp độc đáo giữa cà phê đen, rượu rum, đường cùng kem sữa béo (whipped cream). Khi uống Pharisäer, người thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của chất men rượu rum lan tỏa đến mọi giác quan.



Chuyện kể rằng, mục sư Georg Bleyer là một người rất nghiêm khắc và ông luôn trách móc con chiên về những thức uống không không thể hiện lòng trung thành với Chúa. Để tránh cơn giận cùa ngài mục sư, giáo đoàn đã phục vụ một loại thức uống pha từ rượu rum và cà phê.

Nhằm che giấu mùi hương của rum, họ đã thêm một lớp kem sữa béo bên trên. Tuy nhiên, ngài mục sư đã phát hiện ra rất nhanh chóng. Trong cơn phẫn nộ của mình, ông đã khóc mà thốt lên: “Ihr Pharisäer!” nghĩa là “Ngươi… đồ đạo đức giả!”. Từ đó mà loại thức uống kể trên được gọi là “Pharisäer Kaffee”.

Cà phê phin - dấu ấn đặc trưng của con người Việt Nam

Có lẽ từ lâu, hình ảnh chiếc phin lọc đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa pha chế cà phê ở Việt Nam.



Cách pha chế cà phê của người Việt Nam không quá cầu kỳ. Chỉ cần cho một lượng cà phê vừa đủ vào phin, dùng nắp gài ép nhẹ, chế lượng nước sôi theo nhu cầu sử dụng và chờ đợi quá trình thẩm thấu diễn ra. Lớp nước sôi sẽ bắt đầu thẩm thấu qua cà phê một cách chậm rãi, tự nhiên giúp cà phê đạt được độ chín vừa đủ để trích ly. Vì vậy cà phê phin khi uống sẽ cảm giác luôn tươi, có vị đằm và rất thơm.

Thưởng thức mùi hương cà phê truyền thống đậm đà cùng với giây phút chờ đợi từng giọt, từng giọt cà phê rơi cũng là một khoảng lặng bình yên giúp ta lấy lại cân bằng giữa nhịp sống hối hả ngày nay.Với sức hấp dẫn đặc biệt của mình, cà phê là thức uống được đón nhận rộng rãi ở khắp nơi. Cũng từ nguyên liệu chính là cà phê, song sự pha chế và thưởng thức mỗi nơi lại có nét đặc sắc riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho văn hóa cà phê thế giới.

Ở mỗi quốc gia, cà phê lại quyến rũ người ta bởi những cách khác nhau. Khi có cơ hội đặt chân đến mỗi nước, các bạn đừng quên tận hưởng và cảm nhận hương vị riêng của cà phê ở nước đó nhé!

Ở mỗi nước, thức uống này lại mang trong mình một câu chuyện thật thú vị đấy!

Cà phê có lẽ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, đây là một thức uống có sự thiên biến vạn hóa vô cùng đa dạng và phong phú.

Hãy cùng tìm hiểu một số loại cà phê đặc trưng cho từng quốc gia nhé!

Türk kahvesi- thức uống tiên tri của người Thổ Nhĩ Kỳ
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ độc đáo ở cả phong cách pha chế lẫn thưởng thức. Bột cà phê được nghiền thật nhuyễn, sau đó ngâm trong nước lạnh, rồi đun nóng ở một điều kiện nhất định. Sau khi pha, cà phê lại được hâm nóng hai hoặc ba lần, đến khi đặc quánh và có màu đậm thì rót vào tách.



Nghệ thuật pha chế thể hiện ở việc tạo lớp bọt dày nổi bên trên tách cà phê. Để hương vị thêm phần phong phú, người pha còn cho thêm đậu khấu (cardamom) hoặc một số hương liệu khác. Thưởng thức Türk kahvesi cũng là một cách để thư giãn hoặc rèn luyện tính kiên trì vì bạn phải chờ cho bột cà phê lắng xuống hết mới có thể uống được. Điều thú vị hơn là sau khi uống xong, người ta thường úp tách cà phê xuống đĩa và xem bói vận mệnh của mình dựa trên phần cặn cà phê ở đĩa, họ gọi đây là phép bói cặn cà phê (fassomancy).

Nét đẹp Á-Âu trong ly cà phê uyên ương của Hongkong
Cà phê uyên ương (Yuanyang kafei) là một thức uống rất phổ biến ở Hongkong. Đó là sự kết hợp độc đáo giữa cà phê và hồng trà (hoặc trà sữa), có thể rắc thêm chút hoa tươi. Cà phê uyên ương chứa đựng cả triết lý về quy luật cân bằng âm dương của người Á Đông. Người ta cho rằng cà phê là thức uống nhiệt, còn trà là thức uống có vị mát, kết hợp hai thứ với nhau sẽ tạo ra sự cân bằng cho cơ thể.



Ly cà phê uyên ương mang trong mình sự giao thoa văn hóa Đông – Tây hài hòa, màu sắc cổ điển trong thức uống này thấp thoáng ẩn hiện đâu đó giữa một thành phố hiện đại, phồn vinh như Hongkong.Cà phê uyên ương, một cái tên thật thi vị và lãng mạn, mang hương vị đắng, nồng đặc trưng của cà phê, cùng vị thanh của trà, xen với vị ngọt nhẹ của đường, tất cả hòa quyện với nhau như chính hương vị của tình yêu vậy.

Café Bombón – thức uống hấp dẫn của xứ sở đàn ghita

Café Bombón phổ biến đầu tiên ở vùng Valencia của xứ bò tót, sau đó nhanh chóng lan rộng ra những nơi khác. Công thức pha chế rất đơn giản, chỉ gồm espresso và sữa đặc pha theo tỉ lệ 1:1. Trước tiên, espresso sẽ được đổ vào chiếc ly thủy tinh trong suốt, sau đó người pha chế từ từ đổ sữa đặc vào để phần sữa đó chìm xuống.



Như vậy ly café bombón sẽ có 2 lớp màu riêng biệt, trông thật hấp dẫn làm sao! Người pha chế còn thường thêm vào một lớp kem sữa tươi bên trên để hương vị phong phú và thức uống được sinh động, bắt mắt.

Nước Đức và món cà phê đánh thức mọi giác quan

Nếu như bạn là một người yêu thích hương thơm quyến rũ của rượu rum, cà phê Pharisäer của nước Đức chính là một lựa chọn tuyệt vời. Thức uống này là một sự kết hợp độc đáo giữa cà phê đen, rượu rum, đường cùng kem sữa béo (whipped cream). Khi uống Pharisäer, người thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của chất men rượu rum lan tỏa đến mọi giác quan.



Chuyện kể rằng, mục sư Georg Bleyer là một người rất nghiêm khắc và ông luôn trách móc con chiên về những thức uống không không thể hiện lòng trung thành với Chúa. Để tránh cơn giận cùa ngài mục sư, giáo đoàn đã phục vụ một loại thức uống pha từ rượu rum và cà phê.

Nhằm che giấu mùi hương của rum, họ đã thêm một lớp kem sữa béo bên trên. Tuy nhiên, ngài mục sư đã phát hiện ra rất nhanh chóng. Trong cơn phẫn nộ của mình, ông đã khóc mà thốt lên: “Ihr Pharisäer!” nghĩa là “Ngươi… đồ đạo đức giả!”. Từ đó mà loại thức uống kể trên được gọi là “Pharisäer Kaffee”.

Cà phê phin - dấu ấn đặc trưng của con người Việt Nam
Có lẽ từ lâu, hình ảnh chiếc phin lọc đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa pha chế cà phê ở Việt Nam.



Cách pha chế cà phê của người Việt Nam không quá cầu kỳ. Chỉ cần cho một lượng cà phê vừa đủ vào phin, dùng nắp gài ép nhẹ, chế lượng nước sôi theo nhu cầu sử dụng và chờ đợi quá trình thẩm thấu diễn ra. Lớp nước sôi sẽ bắt đầu thẩm thấu qua cà phê một cách chậm rãi, tự nhiên giúp cà phê đạt được độ chín vừa đủ để trích ly. Vì vậy cà phê phin khi uống sẽ cảm giác luôn tươi, có vị đằm và rất thơm.

Thưởng thức mùi hương cà phê truyền thống đậm đà cùng với giây phút chờ đợi từng giọt, từng giọt cà phê rơi cũng là một khoảng lặng bình yên giúp ta lấy lại cân bằng giữa nhịp sống hối hả ngày nay.Với sức hấp dẫn đặc biệt của mình, cà phê là thức uống được đón nhận rộng rãi ở khắp nơi. Cũng từ nguyên liệu chính là cà phê, song sự pha chế và thưởng thức mỗi nơi lại có nét đặc sắc riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho văn hóa cà phê thế giới.

Ở mỗi quốc gia, cà phê lại quyến rũ người ta bởi những cách khác nhau. Khi có cơ hội đặt chân đến mỗi nước, các bạn đừng quên tận hưởng và cảm nhận hương vị riêng của cà phê ở nước đó nhé!

Cứ vào ngày 31/10 hàng năm, hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ và Anh quốc đổ ra đường trong các bộ lễ phục hóa trang, chơi trò lừa nhau, đục khoét bí ngô, đớp táo và gõ cửa các nhà để xin bánh kẹo. Vậy, phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâu?

Từ "Halloween" bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễSamhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính thức bắt đầu một năm mới của người Celtic.

Người Celtic tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Samhain. Vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow’s Eve, diễn ra vào đầu mùa đông - thời điểm kết thúc một năm, các xác chết đi lại tự do.

Người xưa kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.


Theo giải thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Celtic dập tắt lửa không phải để xua đuổi những linh hồn mà để sau đó họ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ireland.

Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức.

Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ cùng trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào.

Tuy nhiên, ngày hội "lừa phỉnh" được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục "cầu hồn" của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9. Ngày 2/11 hàng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin "bánh cầu hồn". Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin nhận được càng nhiều bánh thì họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát.

Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Nighttức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.

Ngày nay, nhiều nhà thờ tổ chức tiệc Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em. Mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội lỗi.

Trò Trick for treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng. Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat". Câu này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi". Để tránh bị phiền toái, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh trái, và cả cho tiền nữa.

Trò Trick for treat mà trẻ em yêu thích.
Trò "đớp táo": Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain.

Lễ hội đèn lồng (đèn bí ngô Jack-O’-Lantern): Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống. Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây thối.

Trẻ em ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ hội Halloween. Nhưng khi di cư sang Mỹ, người ta phát hiện quả bí ngô sáng hơn bí đao nên sau này đèn lồng ở Mỹ được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng bên trong.

Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày này nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm. Một số người ở các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm nhưng coi đây là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức lễ tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi lý thú.

Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30/10, được gọi là "đêm ma-quỉ", thường các thanh thiếu niên hay phá phách, gây thiệt hại đến tài sản, thậm chí tính mạng của người dân. Bởi thế lực lượng cảnh sát phải tăng cường giữ trật tự trong đêm này, còn các bậc phụ huynh cũng coi chừng con em mình.

Biện pháp an toàn cho trẻ em và người lớn trong đêm Halloween. Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra trong Tết Halloween. Chính vì thế, trẻ em đi chơi trò Trick or treat nên:

- Đeo băng phản chiếu ánh sáng lên quần áo để báo hiệu cho xe cộ khỏi đâm vào.

- Mặc đồ hóa trang ngắn gọn và khó bén lửa để tránh vấp ngã và khỏi bị cháy. Để tránh bị lạnh khi đi "lang thang gõ cửa các nhà" nên mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa trang.

- Vẽ mặt thay vì đeo mặt nạ để tránh bị che mất tầm quan sát trên đường. Nếu đeo mặt-nạ trong khi đi thì nên đẩy mặt nạ lên trán để dễ nhìn.

- Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước và tránh dùng cửa hậu hay cửa bên để tránh các bất trắc.

- Mang theo tiền và giấy tờ có ghi địa chỉ, số điện thoại, và tên cha mẹ để phòng khi trẻ lạc thì có người giúp đưa về.

- Không nên ăn bất cứ thứ gì người ta cho mà phải đợi đến khi về nhà để cha mẹ xem xét kỹ trước khi ăn. Nếu có muốn ăn kẹo bánh người ta cho trong lúc đi đường, chỉ ăn những kẹo bánh còn nguyên trong gói để tránh ngộ độc.

- Phụ huynh phải biết rõ lộ trình các con định đi chơi trò Trick or treat để theo dõi khi cần.

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc ghớm ghiếc đến thế? Phải chăng đó là nghi lễ thờ quỷ dữ hay đó là tàn tích của những lễ nghi tà giáo từ thời xa xưa?

Bản thân từ "Halloween" có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo, đó là từ kết hợp của hai từ Hallows Eve (ngày lễ thánh hóa hay còn gọi là ngày lễ các thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên người Celtic ở Ai-len đã kỷ niệm ngày này vào ngày 31 tháng 10, tức là ngày cuối cùng của mùa hè như là một nghi lễ mừng năm mới.


Chuyện kể lại rằng, vào ngày đó những người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh. Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn "cướp" mất, vì thế vào tối 30 tháng 10 tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào.


Có một tài liệu khác cho rằng sở dĩ người Celtic dập tắt lửa nhà mình là để đến hôm sau tất cả cư dân cùng thắp sáng nhà mình bằng cùng một ngọn lửa được lấy từ trung tâm vùng Ai-len. Và cơ thể những người bị các linh hồn nhập vào sẽ bị trói vào cọc và đốt để cảnh cáo và cũng là để xua đuổi các linh hồn muốn tái sinh. Nhưng càng về sau này người ta càng tin rằng đó chỉ là những truyền thuyết mà thôi.


Ngày lễ Halloween sau đó đã du nhập sang rất nhiều nước khác nhau, nhưng mỗi nước đều biến tấu nó đi để ngày lễ Halloween là của mình. Đầu tiên phải kể đến người Roman, ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, người Ý xa xưa đã dùng ngày cuối tháng 10 này để tưởng nhớ nữ thần Pomona, nữ thần trái cây của họ. Biểu tượng của nữ thần Pomona là trái táo, điều này giải thích cho trò đớp những trái táo trong ngày Halloween hiện nay.


Người Châu Âu thì cho rằng những bộ trang phục kỳ quái trong ngày Halloween không phải có xuất xứ từ người Celtic mà có xuất xứ từ chính những người Châu Âu. Vào thế kỷ thứ 9, ngày 2 tháng 11 hàng năm và cũng là ngày cầu cho các linh hồn, những giáo dân thường ăn mặc giống như những kẻ ăn mày rồi đi từ làng này sang làng kia để xin những mẫu bánh vụn tượng trưng cho thức ăn nuôi dưỡng linh hồn. Những người này tin rằng họ càng xin được nhiều mẩu bánh thì linh hồn của những người thân của họ sẽ nhận được càng nhiều những lời cầu nguyện. Các giáo dân tin rằng những lời cầu nguyện này sẽ giúp cho những linh hồn người thân của họ còn mắc kẹt ở đâu đó sẽ được lên thiên đàng.


Theo một câu chuyện dân gian thì có một anh chàng tên Jack sau khi chết đã từ chối lên Thiên đàng vì mặc cảm tội lỗi, nhưng anh ta cũng không muốn xuống địa ngục, vì vậy Đức Chúa đã tạo ra một nơi tối tăm lạnh lẽo để anh ta ở đó mà ăn năn hối cải. Nhưng để đi đến được nơi đó anh ta cần phải đi theo ánh sánh dẫn đường của đám than hồn được để trong một trái củ cải rỗng ruột. Sau này những người Ai-len di cư sang Mỹ đã thay những trái củ cải thành những trái bí ngô.


Ngày lễ Halloween được du nhập vào Mỹ từ năm 1840 theo chân những người Ai-len di cư sang Mỹ. Đầu tiên nó chỉ diễn ở các nông trang, nhưng ngày nay cũng giống như nhiều quốc gia khác Halloween đã trở thành một ngày lễ chung cho tất cả mọi người, nhất là đối với giới trẻ.

Đã đến lúc cần có một cái nhìn chuẩn xác hơn về Gin Tonic, và trả lại cho nó cái tên đích thực: một sự kết hợp không màu hoàn hảo giữa gin và nước tonic, được điểm thêm màu sắc tươi mát từ miếng chanh.

Gin Tonic - loại cocktail không đối thủ trong những ngày hè nắng nóng? Gin Tonic - giải pháp hàng đầu mỗi khi không biết phải uống gì. Không thể tìm ra sự kết hợp nào hoàn hảo hơn thế: gin và nước tonic đổ vào cốc đá, trang trí thêm một hai lát chanh. Chớ vội đánh giá thấp sự kết hợp của hai đồ uống cùng có màu trong suốt kém hấp dẫn và có hương vị "nhờ nhờ" chẳng có gì mạnh mẽ này. Đơn giản và có vẻ khiêm nhường là thế, nhưng đằng sau thức uống ấy là bao giá trị văn hóa lịch sử chứa trong câu chuyện riêng của gin, câu chuyện riêng của tonic và câu chuyện chung của cả hai.

Một sự kết hợp không màu giữa gin và nước tonic, điểm thêm màu xanh (hoặc vàng) của chanh

Nguồn gốc của sự kết hợp hoàn hảo

Gin là tinh túy của nước Anh. Duyên phận giữa gin với tonic nảy nở ở lãnh thổ của tonic, cụ thể là vùng thuộc địa của Anh quốc ở Ấn Độ. Thưở ban đầu, sự ra đời của gin tonic liên quan mật thiết đến bệnh sốt rét - một căn bệnh dai dẳng hoành hành ở Ấn Độ và nhiều nước nhiệt đới trong suốt một thời gian dài. Tuy rằng quinine, thuốc đắng chữa sốt rét được tìm ra từ những năm 1700, nhưng vị đắng ngắt của nó thì không dễ chịu chút nào cho người uống. Binh lính người Anh chính là nhóm người mang lại điều tuyệt vời cho những bệnh nhân sốt rét.

Đó là vào đầu thế kỷ 19, nước Anh khi ấy đang nắm giữ một phần thuộc địa ở Ấn Độ, và căn bệnh sốt rét vẫn là Thần chết với người dân của nước này. Nền cai trị hùng mạnh đi liền với đảm bảo sức khỏe cho binh lính, nhà cầm quyền của thuộc địa và người dân. Điều đó đồng nghĩa với việc quân đội Anh phải giảm thiểu được chết chóc do bệnh sốt rét gây ra. Vì thế, binh lính của Anh ở Ấn Độ thời kỳ ấy được phát một khẩu phần nước tonic hằng ngày. Người Anh gọi đó là 'nước tonic của người Ấn Độ', loại nước có chứa quinine để phòng tránh sốt rét. Đến năm 1825, sĩ quan Anh Quốc bắt đầu thử trộn rượu gin của nước họ với nước tonic của người Ấn. Ban đầu mới chỉ có một nhóm thiểu số biết cách pha trộn ấy. Đến cuối những năm 1850, với sự gia tăng số lượng binh lính người Anh ở Ấn khi quân đội Anh khuếch trương sự hiện diện ở tiểu lục địa này, nhu cầu sử dụng quinine tăng cao dẫn đến sự phổ biến của gin và tonic.

Không lâu sau đó, Gin Tonic thoát ra khỏi ngôi nhà quyền uy mà tại đó nó được sinh ra và phát triển. Thức uống pha trộn này nhận được sự tò mò với một thái độ vừa yêu vừa ghét hết sức sâu sắc. Nó góp phần làm gia tăng số lượng người sử dụng cồn, hình thành nên giai đoạn Gin Craze ngập tràn rượu gin trong lịch sử, và kéo theo vô vàn các vấn đề đạo đức và sức khỏe. Dù rằng đa số rượu nói chung hay Gin Tonic nói riêng ra đời đều vì nguyên nhân tăng cường sức khỏe.

Thời kỳ con người điên cuồng với rượu gin

Thế còn khi nào người ta bắt đầu cho thêm lát chanh vào hỗn hợp gin và tonic? Cũng lại liên quan đến cách thức phòng chống bệnh tật và một sự bành trướng khác của người Âu. Cuối thế kỷ 19, chanh được cho thêm vào khẩu phần gin và tonic hằng ngày để bổ sung vitamin C, hay nói đúng hơn là để giảm thiểu các bệnh gây ra do thiếu vitamin C như nổi mụn, nhiệt miệng, chảy máu màng nhày niêm mạc,... Vị chanh tình cờ lại rất hợp với hỗn hợp gin và tonic, hơn nữa lại gia tăng hương vị và mang đến sự tươi mát cho đồ uống. Không rõ chính xác là người ta bắt đầu thêm chanh vào như thế nào, và ai là người nghĩ ra, chỉ biết ngày nay nó đã là một thành phần không thể thiếu của cocktail nói chung và của Gin Tonic nói riêng.

Ngày nay, khi không còn phải gánh trách nhiệm phòng chống bệnh sốt rét nữa, quinine đã được loại ra khỏi thành phần và nước tonic đã không còn vị đắng. Gin Tonic sinh ra ở các môi trường nhiệt đới, vì vậy mà nó trở thành một thức uống tuyệt vời cho những ngày nóng.

Tại sao Gin Tonic không được tôn thờ?

Với công thức hết sức đơn giản, màu sắc lại không có gì bắt mắt, độ ngon của Gin Tonic hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của thành phần và tỉ lệ thành phần tùy theo sở thích từng người. Tỉ lệ được các chuyên gia gợi ý để vừa mang lại hương vị hài hòa vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là '1 phần gin, 2 phần tonic'. Dễ dàng suy ra, Gin Tonic bị ác cảm hoặc bị coi là tầm thường bởi người ta chỉ được uống loại Gin Tonic tầm thường được pha từ rượu gin và nước tonic chất lượng thấp.

Gin Tonic có màu trong như nước lọc, do đó không bắt mắt như các loại cocktail hay mixed drink khác

Việc chọn rượu gin cho ly Gin Tonic cũng một phần lại phụ thuộc vào thói quen, sở thích và túi tiền của người uống, hoặc bị quy định bởi quầy bar mà bạn ngồi. Các bar/pub ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều loại gin, đa số là loại rẻ tiền do gin không được chú trọng một cách thích đáng, một số cũng nhập loại khá hảo hạng. Phổ biến nhất là các loại gin bán chạy nhất thế giới, gồm có Gordon's London Dry, Seagram's Extra Dry Gin, Beefeater London Dry Gin là ba loại giá thành thấp và có vị gắt; 2 loại chất lượng tốt và thơm dịu hơn là không màu là Bombay Sapphire Gin và Tanqueray London Dry Gin. "Dòng gin tuyệt nhất thế giới", Hendrick's Gin đến từ Scotland cũng hiếm hoi có mặt ở một vài bar có số lượng rượu phong phú. Nói chung, có khá nhiều lựa chọn cho bạn nếu muốn có một cái nhìn khác về loại rượu có mùi hăng hăng của quả bách xù này.

Một nguyên nhân lớn dẫn đến thái độ không mấy nâng niu của chúng ta dành cho Gin Tonic là ở loại nước tonic mà các bar hay sử dụng. Đàn ông Việt còn thiệt thòi hơn bởi hầu hết chỉ biết đến Gin Tonic với thành phần là Gordon's London Dry và Schweppes Tonic Water loại sản xuất ở Việt Nam. Về loại rượu, hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách yêu cầu loại gin chất lượng hơn. Thế nhưng với nước tonic gần như chỉ có một lựa chọn duy nhất đó. Còn nếu bạn muốn thử một ly Gin Tonic đích thực, hãy mua một chai gin đắt tiền và nước tonic nhập khẩu có thể tìm thấy ở siêu thị và các cửa hàng bán đồ nhập khẩu. Không nhiều người biết đến thế nào là Gin Tonic đích thực, càng không nhiều người đồng tình rằng gin và tonic là sự kết hợp hoàn hảo nhất trên đời. Thế thì dẫu cầu kỳ và mất công một chút, hãy thử ít nhất một lần xem sao!

Đã đến lúc có cái nhìn khác về Gin Tonic, đó là một thức uống kết hợp hoàn hảo!

Pha một ly Gin Tonic là việc hết sức đơn giản

Những gì chúng ta cần có để pha một ly Gin Tonic bao gồm: rượu gin, nước tonic đã được làm lạnh, chanh tươi, đá, ly highball hoặc ly rock, một con dao sắc, thìa khuấy.

Trước tiên lăn đều quả chanh trên mặt phẳng nhằm thu được tinh dầu vỏ chanh trên bề mặt vỏ, hương thơm của nó sẽ khiến Gin Tonic hấp dẫn hơn. Bổ chanh thành 4-8 miếng, chỉ dùng 1 miếng cho ly cocktail của bạn. Dùng ngón tay trỏ và ngón cái kẹp miếng chanh, vắt nước vào ly và thả miếng chanh vào đó. Đổ một lượng rượu gin khoảng 50-60ml vào ly, thêm đá đến miệng ly. Cuối cùng làm đầy bằng nước tonic đã được ướp lạnh. Dùng thìa khuấy đều và thưởng thức.

Công thức đơn giản để có một ly Gin Tonic

"Sẽ rất khó để mọi người tin theo rằng giá trị thực sự của Trung Nguyên là “tính sáng tạo” nếu như Trung Nguyên vẫn giữ màu sắc ảm đạm và âm u trong màu chủ đạo như hiện nay, rất khó để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như họ vẫn viết ra những lời lẽ đại ngôn đao to búa lớn và phần lớn là vô nghĩa...", tác giả Nguyễn Thanh Sơn viết. 

Những ồn ào mà ông chủ cà phê Trung Nguyên tạo ra trong thời gian gần đây cho thấy phản ứng của một cái nhìn có thể nói là thiển cận của một số thương hiệu Việt Nam trước sự hiện diện của các thương hiệu toàn cầu lớn.

Thay vì tìm hiểu để học hỏi, tìm ra một “đại dương xanh” để cạnh tranh thì ông Vũ lại dè bỉu uy tín thương hiệu đã được toàn thế giới công nhận của họ. 

Cũng trong năm 2003, khi tôi “chất vấn” “chiến lược gia” cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên về bản sắc thương hiệu của họ, tôi đã không có được câu trả lời. Đòi hỏi người tiêu dùng hiện đại thể hiện tinh thần yêu nước của họ bằng cách sử dụng sản phẩm của mình là một cách “thương mại hóa” lòng yêu nước của người dân vì lợi ích cá nhân một cách không sòng phẳng. Đó là lý do tôi tin trừ phi có những thay đổi mang tính cách mạng, thương hiệu quán cà phê Trung Nguyên rất khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu như Starbucks.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên - Ảnh Vneconomy
Vậy thì Trung Nguyên (hoặc những thương hiệu khác của Việt Nam) nên làm gì nếu muốn thực sự cạnh tranh được với những thương hiệu quốc tế đã và sẽ tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam?

Trước tiên, anh Đặng Lê Nguyên Vũ nói đúng, để thành công cần phải có một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng trong thời đại cạnh tranh hiện nay, “một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn” không đủ. Muốn “dẫn dắt” người tiêu dùng, một thương hiệu phải có một “lý tưởng lớn”, hay nói một cách khác, nó phải có một cách nhìn riêng, một quan điểm riêng của nó đối với thế giới, và phải có một cái nhìn vào bên trong thương hiệu của mình để tự hỏi “liệu thương hiệu (chứ không phải sản phẩm) của tôi sẽ đem lại điều gì tốt đẹp cho Việt Nam và thế giới?”. 

Thưở ban đầu, những lý tưởng lớn còn mang tính “chức năng”: Ford tin rằng nước Mỹ sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu không chỉ tầng lớp thượng lưu quí tộc mà mỗi gia đình Mỹ đều có một chiếc xe ô-tô (đó là lý do tại sao người ta gọi ông là người “dân chủ hóa” ngành xe hơi). Bill Gates tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như mỗi một người đều có một máy tính chứ không chỉ những viện nghiên cứu hay trường đại học. Viettel tin tưởng rằng Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như tất cả mọi người đều được dùng điện thoại di động.

Nhưng càng về sau, những giá trị này càng mang tính tinh thần, hay “lợi ích cảm tính”: Starbucks tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người luôn có một nơi thứ ba để suy ngẫm. Fanta tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người lớn chậm đi và có nhiều thời gian hơn cho tuổi thơ. Louis Vuitton tin rằng con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ phục hưng sự lãng mạn của những chuyến du hành. Adidas tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người tin rằng không có gì không thể.

Đó đều là những giá trị mang tính nhân văn, nhưng những giá trị mang tính nhân văn như vậy đều xuất phát từ hiểu biết sâu sắc của họ về những giá trị mà thế giới đang thiếu, chưa quan tâm hay đánh mất dần đi, đồng thời, những giá trị nhân văn này cũng giao thoa với những giá trị cốt lõi của thương hiệu mà họ sở hữu.

Cho nên, nếu như coi “sức sáng tạo” là giá trị mà Trung Nguyên đưa tới cho đất nước và con người Việt Nam (hay cho thế giới) thì cần phải đi tiếp một bước nữa sâu hơn: quan điểm về “sức sáng tạo” của Trung Nguyên là gì, lợi ích cảm tính mà “sức sáng tạo” sẽ đóng góp cho xã hội hay con người Việt Nam là gì, và làm cách nào để “thu hẹp hóa” và “cá biệt hóa” quan điểm của Trung Nguyên về tính sáng tạo, điều mà chúng ta thấy Đặng Lê Nguyên Vũ chưa làm được.

Nhưng vấn đề ở chỗ, một “lý tưởng lớn” chỉ được mọi người tin, ủng hộ và cùng theo đuổi nếu như lời nói đi đôi với việc làm (walk the walk and talk the talk). Sẽ rất khó để mọi người tin theo rằng giá trị thực sự của Trung Nguyên là “tính sáng tạo” nếu như Trung Nguyên vẫn giữ màu sắc ảm đạm và âm u trong màu chủ đạo như hiện nay, rất khó để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như họ vẫn viết ra những lời lẽ đại ngôn đao to búa lớn và phần lớn là vô nghĩa như “Cà phê là Báu vật của Trời đất, là Di sản của Nhân loại và Giải pháp của Tương lai””, sẽ rất khó để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như câu khẩu hiệu của họ “chỉ có thể là Trung Nguyên” nghe như vừa len lén ôm xuống từ câu khẩu hiệu nổi tiếng “chỉ có thể là Heineken”, sẽ rất khó để có thể để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như họ vẫn tiếp tục sử dụng đội ngũ “người ảnh hưởng” mang đậm màu sắc hàn lâm già cỗi như hiện nay. 


Lời nói không được chứng thực bằng việc làm, không nhất quán với thể hiện bên ngoài sẽ khó được công chúng chấp nhận và tin tưởng. Và vậy thì “lòng yêu nước” đứng ở đâu trong giá trị “tính sáng tạo”? Hãy bỏ qua việc đánh giá sự láu cá của ông chủ cà phê Trung Nguyên trong việc đòi hỏi thương hiệu của mình được “bao cấp” thêm “lòng yêu nước”-nhưng chỉ đứng thuần túy trên góc độ truyền thông, thì cùng một lúc xây dựng hai thông điệp hướng tới xã hội là điều hoàn toàn nên tránh.

Kêu gọi lòng yêu nước, ủng hộ hàng nội một cách rầm rộ có thể tăng cường nhận biết về thương hiệu Trung Nguyên, nhưng sẽ làm công chúng lẫn lộn và cuối cùng là nhầm lẫn những giá trị cốt lõi của thương hiệu này, và chính điều đó sẽ dẫn đến việc Trung Nguyên đánh mất bản sắc của thương hiệu mình, một bản sắc mà có thể có một số người cho rằng Trung Nguyên chưa bao giờ có (để lo đánh mất)

Đây cũng là điều thứ hai mà các thương hiệu nội địa cần tránh, nếu như thực sự họ có tham vọng xây dựng một thương hiệu toàn cầu. Đó là cái mà năm 2006, trong phát biểu nhân kỷ niệm 10 năm tập đoàn Ogilvy đặt chân vào Việt Nam, tôi gọi là cái bẫy “hội chứng thương hiệu Việt”. Những suy nghĩ và phát biểu mang màu sắc “dân tộc chủ nghĩa” khó có chỗ đứng trong một thế giới phẳng như hiện nay- thế giới luôn hoan nghênh và chấp nhận những bản sắc riêng biệt- văn hóa thế giới hiện nay là một bức tranh khảm đa màu sắc, và mỗi một sợi chỉ là một màu sắc riêng biệt của một dân tộc, thậm chí một cá nhân-nhưng thế giới hiện đại mở ra đón nhận chứ không chấp nhận loại trừ. Quay lưng lại với những giá trị chung của thế giới, dựa vào “tính lạ” của xuất xứ sản phẩm (“sản xuất từ vùng cao nguyên của Việt Nam”) trong khi sức hấp dẫn của “tính lạ” đó còn nhiều tranh cãi, một thương hiệu khó có thể thành công trong thị trường toàn cầu này.



Điều thứ ba, và cũng là điều cuối cùng mà tôi muốn nói, đó là một thương hiệu phải hiểu rằng, đừng hi vọng sự xuất hiện của anh ở thị trường thế giới là tấm passport đảm bảo cho thành công của anh và là cái cớ để anh lờ đi những thất bại ở thị trường nội địa. Làm sao anh có thể thành công ở một thị trường xa lạ với anh về văn hóa, nhận thức, tập quán, ngôn ngữ nếu như anh chưa chinh phục được khách hàng của thị trường nội địa? Mở một vài cửa hàng ở Nhật Bản, Singapore, Mỹ và gọi đó là “chinh phục thị trường thế giới” chỉ là một ảo tưởng mà thôi.

Nguyễn Thanh SơnTổng giám đốc T&A Ogilvy.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.