Thế giới không thiếu cà phê và người uống không biết và quan tâm cà phê đến từ đâu. Do vậy, blog được tạo ra để cung cấp kiến thức để mọi người hiểu hơn về trồng trọt, sơ chế, rang và ly cà phê cuối cùng đến tay người dùng.
Gạo và cà phê là những mặt hàng chứng kiến sự sa sút mạnh nhất về cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước từ đầu
năm đã tiến sát ngưỡng 10 tỷ USD, dù giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo
báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, kim ngạch
xuất khẩu của ngành 9 tháng đầu năm 2013 đạt 20,45 tỷ USD, tăng 0,5% so
với cùng kỳ năm 2012, trong khi giá trị nhập khẩu ước đạt 13,59 tỷ USD,
tăng 10%. Như vậy, mức xuất siêu của ngành nông nghiệp trong 9 tháng qua
là 6,86 tỷ USD.
Nhiều mặt hàng nông sản chính chứng kiến sự sụt
giảm mạnh về giá trị xuất khẩu. Trong 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu của
nông sản chính đạt 9,93 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong
đó, gạo và cà phê là những mặt hàng chứng kiến sự sa sút mạnh nhất về
cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Báo cáo cho biết, khối
lượng gạo xuất khẩu 9 tháng ước đạt 5,35 triệu tấn, tương đương kim
ngạch 2,35 tỷ USD, giảm 14,3% về khối lượng và giảm 16,7% về giá trị so
với cùng kỳ năm 2012. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm, giá trung bình 8
tháng đầu năm 2013 đạt 439 USD/tấn, giảm hơn 14 USD/tấn so với cùng kỳ
năm 2012.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất
của Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong 8 tháng
đầu năm tăng trưởng mạnh, đạt trên 1,62 triệu tấn với giá trị đạt
671,61 triệu USD, chiếm 31,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. So với cùng
kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường Trung
Quốc tăng lần lượt là 3,2% và 1%.
Đối với mặt hàng cà phê, khối
lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm ước đạt 1,03 triệu tấn, kim ngạch
đạt 2,21 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so
cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, một điểm đáng mừng là giá xuất khẩu cà phê 8
tháng đầu năm 2013 đạt 2.146 USD/tấn, tăng khoảng 1,2% so với cùng kỳ
năm 2012. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn
nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với thị phần lần lượt là 12,9%
và 11%.
Khối lượng xuất khẩu của mặt hàng cao su không giảm
nhiều nhưng do giá xuất khẩu giảm mạnh, kim ngạch của mặt hàng này cũng
sa sút. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 710 nghìn tấn với
giá trị đạt trên 1,68 tỷ USD, giảm 1,2% về khối lượng và giảm 17,8% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá cao su xuất khẩu 8 tháng đầu năm
2013 đạt 2.393 USD/tấn, giảm 17,7% so với mức giá 2.907 USD/tấn của
năm 2012.
Trung Quốc mặc dù vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ
lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 42,7% tổng giá trị xuất
khẩu, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với năm 2012, giảm 10,3% về
khối lượng và giảm 24,8% về giá trị.
Xuất khẩu chè của cả nước
ước đạt 101 nghìn tấn, với giá trị đạt 161 triệu USD trong 9 tháng. So
với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu chè đã giảm 4,2% về khổi lượng, tuy
nhiên lại tăng 0,5% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.
Chè là một
trong số ít những nông sản chính có giá xuất khẩu tăng. Giá chè xuất
khẩu trung bình 8 tháng đầu năm 2013 đạt 1.582 USD/tấn, tăng 4,85% so
với mức giá trung bình 1.509 USD/tấn của năm 2012. Khối lượng chè xuất
khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam giảm 19,9% về khối
lượng và 18,7% về giá trị.
Về mặt hàng hàng điều, khối lượng
xuất khẩu 9 tháng đạt mức 188 nghìn tấn với giá trị 1,19 tỷ USD, tăng
16,5% về lượng và tăng 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá xuất
khẩu trung bình của mặt hàng điều vẫn tiếp tục giảm trong năm 2013.
Giá
xuất khẩu hạt điều trung bình 8 tháng đầu năm đạt 6.355 USD/tấn, giảm
khoảng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn
duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần
lượt 34,4%, 16,6% và 10,4% tổng giá trị xuất khẩu.
Hạt tiêu cũng
không nằm ngoài danh sách những nông sản chính có giá xuất khẩu giảm từ
đầu năm đến nay. Giá xuất khẩu trung bình của hạt tiêu 8 tháng đầu năm
2013 đạt 6.599 USD/tấn, giảm khoảng 3,6% so với cùng kỳ năm 2012. Do
vậy, tổng khối lượng tiêu xuất khẩu 9 tháng là 112 nghìn tấn, trị giá
743 triệu USD, tăng 20,2% về lượng nhưng chỉ tăng 16,5% về giá trị so
với cùng kỳ năm 2012.