Cây cau ăn trầu vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc



Cây cau cho trái dùng để ăn với lá trầu không nên gọi là cau ăn trầu để phân biệt với các loài cau khác, cây cau ăn trầu được trồng hầu như trên khắp nước Việt Nam ta, trước kia người ta trồng cây cau chủ yếu hái quả để ăn với lá trầu, nay được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn.

Cây cau có tên khoa học là Areca catechu L thuộc họ Cau Arecaceae (hay Palmae).
1. Mô tả cây cau ăn trầu

Cây cau ăn trầu có thân cột mọc thẳng với chiều cao trưởng thành khoảng 15-20 mét, đường kính gốc thân từ 10-15 cm, toàn thân không có lá mà chỉ còn nhiều vết lá cũ mọc và chỉ có ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chim.Lá cây cau có bẹ to, mo ở bông sớm rụng, hoa đực nhỏ màu trắng có 6 nhị, hoa cái to, quả cau hình trứng to bằng trứng gà, bì quả có sợi, hạt có chứa nội nhũ xếp cuốn, màu nâu nhạt có vị chát.

2. Nhân giống và cách trồng trang trí sân vườn

Cây cau nhân giống bằng cách gieo trái khi chín vàng, sau khi hái trái cau chín 3-5 ngày thì dùng dao bén cắt một lớp mỏng phía đầu vỏ quả xong đem ủ vào đất ẫm, khoảng vài tuần quả cau sẽ nẩy mầm, khi cây cau con cao từ 25-30 cm thì đem ra trồng cây ra đất hay bầu đất.

Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi.

Cây cau ăn trầu ít khi sâu bệnh, không kén đất, trồng cây cau làm cây cảnh thì có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay ánh sáng một phần.

Tùy vào khoảng cách các đốt lá trên thân mà có hai loại cau, loại đốt lá thưa dài cây mọc nhanh là cây cau hay trồng khai thác trái, còn cây cau lùn có đốt lá khít thân cột mập hơn, cây này sinh trưởng rất chậm chiều cao cây thấp, có nơi gọi là cây cau hương.

Tuy nhiên trái cau ít khi giử được đặc tính sinh học của cây bố mẹ do khả năng giao phấn nên có thể cho thế hệ cây cau con thường bị lai giống.

3.Vị thuốc và thành phần hóa học của trái cau

- Thành phần hóa học

Trong hạt ( phần thịt quả) trái cau có chứa tanin, trái non có 70% tanin, trái chín còn 15-20 % tanin.Ngoài ra có chứa chất mỡ 14% gồm myristin, olein, laurin và chất đường như sacaroza, mannan,galactan và muối vô cơ.

Hoạt chất chính của phần thịt quả là 4 ancaloit là arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin chiếm từ 0,1-5 %

- Tác dụng dược lý và vị thuốc

Chất arecolin trong thịt quả cau gây chảy nước bọt và làm tăng bài tiết dịch vị làm co nhỏ đồng tử giúp giảm áp nhản trong bệnh Glocom.Chất areclin còn làm tim đập chậm, tăng nhu động ruột và có thể kích thích thần kinh.

Dung dich từ hạt cau có tác dụng độc đối với thần kinh của sán, 20 phút sau khi thuốc này tới ruột làm con sán bị tê liệt.Nên hạt cau được dùng tẩy giun sán cho chó với liều lượng 4 gam.Nếu dùng tẩy sán cho người thì phối hợp hạt cau với hạt bí ngô.

Hạt cau khô dùng hỗ trợ tiêu hóa chữa viêm ruột, liều dùng 0,5-4gam.

Mài hạt cau thành bột phơi khô hòa với dầu bôi trị trẻ con bị bệnh chốc đầu ( cần theo dỏi vì có độc tính)

4. Một số bài thuốc vị thuốc từ cây cau ( theo DS Đỗ Huy Bích)

- Rễ cau

Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất gọi là rễ cau nổi. Dùng độc vị rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa liệt dương. Để chữa đái nhắt, đái són, lấy rễ cau (10g) phối hợp với rễ trầu không (10g, có thể dùng thân hoặc lá) thái nhỏ, sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày. Phụ nữ có thai không được dùng rễ cau.

– Lá cau

Phối hợp với vỏ núc nác, mỗi thứ 20-30g, thái nhỏ, sắc uống; kết hợp lấy lá đinh lăng lót giường nằm, chữa kinh giật ở trẻ em.

ngày.

- Vỏ quả cau

Lấy lớp vỏ dày trắng bên trong (đã lột bỏ vỏ xanh bên ngoài) phơi khô, có tên thuốc trong y học cổ truyền là đại phúc bì. Dược liệu có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng hạ khí, tiêu thũng chữa phù toàn thân, bụng đầy trướng, đại tiện không thông, tiểu tiện khó khăn. Ngày 6-9g dưới dạng nước sắc.

– Hạt cau

Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán:Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày.

Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu.

– Buồng cau đang ra hoa và hình thành quả non bị thui chột, không phát triển, tự khô héo, màu vàng xám, gọi là buồng cau điếc (tên dân gian) hay tua cau rũ (tên trong sách thuốc cổ). Buồng cau điếc đốt tồn tính (không để cháy thành than) tán nhỏ, mỗi lần 4-6g ăn với cháo hoa, chữa hen suyễn hoặc 8g uống với nước tiểu trẻ em vào lúc đói, chữa khí hư. Buồng cau điếc (40g) phối hợp với gương sen (1-2 cái) thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đặc uống trong ngày, chữa băng huyết.

– Mốc cây cau hay phấn cau, rêu cau là những mảng mỏng màu trắng xám bám ở gốc và thân cây cau. Khi dùng, cạo lấy mốc, sao qua, lấy 40g giã nhỏ với bồ hóng (20g), dịt vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay.

Để chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy mốc cau (20g), tinh tre (20g), lá chuối hột (10g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi.
Labels:
[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.